Kanji Version 13
logo

  

  

bộ [Chinese font]   →Tra cách viết của 步 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 7 nét - Bộ thủ: 止
Ý nghĩa:
bộ
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. đi chân
2. bước
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Bước, đi. ◎Như: “tản bộ” đi dạo bước. ◇Trang Tử : “Nhan Uyên vấn ư Trọng Ni viết: Phu tử bộ diệc bộ, phu tử xu diệc xu, phu tử trì diệc trì, phu tử bôn dật tuyệt trần, nhi Hồi sanh nhược hồ hậu hĩ” : , , , , (Điền Tử Phương ) Nhan Uyên hỏi Trọng Ni: Thầy bước cũng bước, thầy rảo bước cũng rảo, thầy rong ruổi cũng rong ruổi, thầy chạy tít tuyệt trần mà Hồi chịu đờ mắt (trố mắt ra ngó) ở lại sau.
2. (Động) Theo, làm theo. ◎Như: “bộ vận” theo vần, họa vần, “bộ kì hậu trần” theo gót. § Hậu Hán thư chép rằng: Thọ Lăng Dư Tử đi học ở Hàm Đan , chưa bắt chước được tí gì đã mất cả dáng dấp cũ, vì thế nên sau mới gọi những kẻ học không thành công là “Hàm Đan học bộ” .
3. (Động) Suy tính. ◎Như: “thôi bộ” suy tính thiên văn.
4. (Danh) Trình độ, giai đoạn. ◎Như: “sơ bộ” bước đầu, chặng đầu, “tiến bộ” mức độ tiến triển, “thoái bộ” 退 sụt xuống bậc kém.
5. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị đo chiều dài thời xưa, không chính xác: hoặc sáu thước, hoặc sáu thước bốn tấc là một “bộ”. (2) Chặng, bước đường. ◎Như: “đệ nhất bộ” chặng thứ nhất. (3) Bước (khoảng cách giữa hai chân khi bước đi). ◎Như: “hướng tiền tẩu ngũ bộ” đi tới phía trước năm bước.
6. (Danh) Cảnh huống, tình cảnh. ◎Như: “thiếu thì bất nỗ lực, tài lạc đáo giá nhất địa bộ” , lúc trẻ tuổi không cố gắng, nay mới rơi vào tình cảnh thế này.
7. (Danh) Khí vận, thời vận. ◎Như: “quốc bộ gian nan” vận nước gian nan.
8. (Danh) Lối. ◎Như: “cải ngọc cải bộ” nghĩa là thiên tử, chư hầu đều có phép nhất định không thể thay đổi được. Vì thế các ngôi của thiên tử gọi là “ngọc bộ” .
9. (Danh) Bãi ven nước, bến nước. Thông “phụ” . ◎Như: “ngư bộ” bãi cá, “quy bộ” bãi rùa.
10. (Danh) Họ “Bộ”.
Từ điển Thiều Chửu
① Ði bộ, hai lần cất chân đi gọi là bộ. Giữa khoảng hai chân cách nhau gọi là nhất bộ một bước. Hậu Hán thư chép rằng: Thọ Lăng dư tử học đi ở Hàn Ðan, chưa bắt chước được tí gì đã mất cả dáng dấp cũ, vì thế nên sau mới gọi những kẻ học không thành công là hàn đan học bộ .
② Trình độ, cõi, như tiến bộ tiến lên cõi hơn, thoái bộ 退 sụt xuống cõi kém.
③ Lối đi, như cải ngọc cải bộ nghĩa là thiên tử, chư hầu đều có phép nhất định không thể thay đổi được, vì thế các ngôi của thiên tử gọi là ngọc bộ .
④ Bộ, tiếng dùng trong phép đo. Cứ năm thước là một bộ.
⑤ Bãi ven nước, như qua châu cũng là qua bộ , thông dụng như chữ phụ .
⑥ Vận, như quốc bộ gian nan vận nước gian nan.
⑦ Suy tính, như thôi bộ suy tính thiên văn.
⑧ Theo, như bộ vận theo vần.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Bước: Vững bước tiến lên;
② Giai đoạn, bước: Công tác này chia làm hai bước;
③ Đi bộ, đi theo, làm theo: Theo gót, bám gót; Theo vần;
④ Đo (bằng bước đi): Đo xem chỗ này xem dài được bao nhiêu sải chân;
⑤ Bộ (bằng năm thước, chỉ đơn vị chiều dài thời xưa);
⑥ Nước, chỗ, cảnh, vòng, nỗi, vận: Đến nỗi này; Vận nước (nỗi nước) gian nan;
⑦ (văn) Suy tính: Suy tính thiên văn;
⑧ Như [bù];
⑨ [Bù] (Họ) Bộ.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Bước đi. Bước thẳng chân — Một bước — Bước tiến. Trình độ — Bờ nước. Trên bờ.
Từ ghép
an bộ • bách bộ • bách bộ xuyên dương 穿 • bào bộ • bộ binh • bộ bộ • bộ đạo • bộ đầu • bộ điệu 調 • bộ điệu • bộ đội • bộ hành • bộ nguyệt • bộ pháp • bộ phạt • bộ sậu • bộ sậu • bộ sư • bộ tiêu • bộ tốt • bộ trắc • bộ trắc • bộ vận • bộ vận • bộ vũ • chỉ bộ • củ bộ • cử bộ • đồ bộ • độc bộ • đồng bộ • khinh bộ • khuể bộ • khước bộ • liên bộ • lưu bộ • nhã bộ • nhàn bộ • nhượng bộ • quá bộ • quặc bộ • quẫn bộ • quốc bộ • quy hành củ bộ • sấm bộ • sính bộ • sơ bộ • suy bộ • tản bộ • thoái bộ 退 • tiến bộ • từ bộ



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典