Kanji Version 13
logo

  

  

外 ngoại  →Tra cách viết của 外 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 5 nét - Bộ thủ: 夕 (3 nét) - Cách đọc: ガイ、ゲ、そと、ほか、はず-す、はず-れる
Ý nghĩa:
ngoài, outside

ngoại [Chinese font]   →Tra cách viết của 外 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 5 nét - Bộ thủ: 夕
Ý nghĩa:
ngoại
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
bên ngoài
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Bên ngoài. ◎Như: “nội ngoại” trong và ngoài, “môn ngoại” ngoài cửa, “ốc ngoại” ngoài nhà.
2. (Danh) Nước ngoài, ngoại quốc. ◎Như: “đối ngoại mậu dịch” 貿 buôn bán với nước ngoài.
3. (Danh) Vai ông già (trong tuồng Tàu).
4. (Tính) Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. ◎Như: “ngoại tệ” tiền nước ngoài, “ngoại địa” đất bên ngoài.
5. (Tính) Thuộc về bên họ mẹ. ◎Như: “ngoại tổ phụ” ông ngoại, “ngoại tôn” cháu ngoại.
6. (Tính) Khác. ◎Như: “ngoại nhất chương” một chương khác, “ngoại nhất thủ” một bài khác.
7. (Tính) Không chính thức. ◎Như: “ngoại hiệu” biệt danh, “ngoại sử” sử không chính thức, không phải chính sử.
8. (Động) Lánh xa, không thân thiết. ◇Dịch Kinh : “Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã” , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
9. (Động) Làm trái, làm ngược lại. ◇Quản Tử : “Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại” , (Bản pháp ) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.
Từ điển Thiều Chửu
① Ngoài, phàm cái gì ở bề ngoài đều gọi là ngoại, không phải ở trong phạm mình cũng gọi là ngoại, như ngoại mạo mặt ngoài, ngoại vũ kẻ ngoài khinh nhờn, v.v. Về bên họ mẹ cũng gọi là ngoại.
② Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử , vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
③ Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại .
④ Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).
Từ điển Trần Văn Chánh
① Ngoài, phía ngoài, bên ngoài: Bên ngoài; Ngoài cửa; Vẻ mặt ngoài; Bề ngoài;
② Không thuộc nơi mình hiện ở: Ngoại quốc; Coi là người ngoài, coi sơ (không thân); Người ngoài; Quê người;
③ Ngoại quốc: 貿 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài; Xưa nay trong và ngoài nước; Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài;
④ Thuộc dòng mẹ: Bà ngoại; Cháu (gọi bằng cậu); Họ ngoại; Cháu ngoại;
⑤ Đóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Ngoài. Ở ngoài. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá niên trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao « — Bên ngoài — Họ hàng về bên mẹ.
Từ ghép
bài ngoại • bất ngoại • cách ngoại • cảnh ngoại • cục ngoại • dĩ ngoại • độ ngoại • đối ngoại • đối ngoại • hải ngoại • hôn ngoại • hướng ngoại • kiến ngoại • lệ ngoại • môn ngoại • ngoại bà • ngoại bang • ngoại bào • ngoại biểu • ngoại bộ • ngoại cảm • ngoại cô • ngoại cữu • ngoại diện • ngoại diện • ngoại đạo • ngoại đường • ngoại gia • ngoại giao • ngoại giáo • ngoại giao đoàn • ngoại giới • ngoại hạn • ngoại hạng • ngoại hành • ngoại hiệu • ngoại hiệu • ngoại hình • ngoại hoá • ngoại hối • ngoại huynh đệ • ngoại hương • ngoại khấu • ngoại khoa • ngoại kiều • ngoại lai • ngoại lai • ngoại lưu • ngoại mạo • ngoại mậu 貿 • ngoại mậu • ngoại ngữ • ngoại ngữ • ngoại nhân • ngoại nhiệm • ngoại ông • ngoại phiên • ngoại quan • ngoại quan • ngoại quốc • ngoại quốc • ngoại sáo • ngoại sự • ngoại sử • ngoại tâm • ngoại thận • ngoại thân • ngoại thị • ngoại thích • ngoại thuộc • ngoại tình • ngoại tổ • ngoại tổ mẫu • ngoại tôn • ngoại tôn • ngoại truyền • ngoại trưởng • ngoại trưởng • ngoại tử • ngoại tư • ngoại tư • ngoại vật • ngoại viện • ngoại vụ • ngoại xá • phận ngoại • phương ngoại • quan ngoại • quốc ngoại • quốc ngoại • tại ngoại • tái ngoại • thử ngoại • vật ngoại • viên ngoại • vụ ngoại • xuất ngoại • ý ngoại • ý tại ngôn ngoại



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典