隱 ấn, ẩn [Chinese font] 隱 →Tra cách viết của 隱 trên Jisho↗
Từ điển hán tự
Số nét: 16 nét - Bộ thủ: 阜
Ý nghĩa:
ấn
phồn thể
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là “ẩn hoạn” 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là “ẩn tình” 隱情.
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là “ẩn luân” 隱淪 hay “ẩn dật” 隱逸.
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎Như: “ẩn ư bình hậu” 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎Như: “tử vị phụ ẩn” 子爲父隱 con giấu cho cha. ◇Tây du kí 西遊記: “Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh” 起伏巒頭龍脈好, 必有高人隱姓名 (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇Luận Ngữ 論語: “Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ” 二三子以我爲隱乎, 吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇Mạnh tử 孟子: “Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa” 王若隱其無罪而就死地 (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎Như: “ẩn ẩn” 隱隱 lờ mờ, “ẩn nhiên” 隱然 hơi ro rõ vậy, “ẩn ước” 隱約 lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇Quốc ngữ 國語: “Cần tuất dân ẩn” 勤恤民隱 (Chu ngữ thượng 周語上) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là “ấn”. (Động) Tựa. ◎Như: “ấn kỉ nhi ngoạ” 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, “ấn nang” 隱囊 tựa gối. ◇Nguyễn Trãi 阮廌: “Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm” 隱几焚香理玉琴 (Tức hứng 即興) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là 隠.
Từ điển Thiều Chửu
① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình 隱情, v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân 隱淪 hay ẩn dật 隱逸.
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn 子爲父隱 con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ 論語 nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ 二三子以我爲隱乎,吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn 民隱.
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử 孟子 nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa 王若隱其無罪而就死地 nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn 隱隱 lờ mờ, ẩn nhiên 隱然 hơi ro rõ vậy, ẩn ước 隱約 lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngoạ 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, ấn nang 隱囊 tựa gối. Tục viết là 隠.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Dựa vào; tựa vào — Một âm khác là Ẩn.
ẩn
phồn thể
Từ điển phổ thông
1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là “ẩn hoạn” 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là “ẩn tình” 隱情.
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là “ẩn luân” 隱淪 hay “ẩn dật” 隱逸.
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎Như: “ẩn ư bình hậu” 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎Như: “tử vị phụ ẩn” 子爲父隱 con giấu cho cha. ◇Tây du kí 西遊記: “Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh” 起伏巒頭龍脈好, 必有高人隱姓名 (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇Luận Ngữ 論語: “Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ” 二三子以我爲隱乎, 吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇Mạnh tử 孟子: “Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa” 王若隱其無罪而就死地 (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎Như: “ẩn ẩn” 隱隱 lờ mờ, “ẩn nhiên” 隱然 hơi ro rõ vậy, “ẩn ước” 隱約 lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇Quốc ngữ 國語: “Cần tuất dân ẩn” 勤恤民隱 (Chu ngữ thượng 周語上) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là “ấn”. (Động) Tựa. ◎Như: “ấn kỉ nhi ngoạ” 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, “ấn nang” 隱囊 tựa gối. ◇Nguyễn Trãi 阮廌: “Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm” 隱几焚香理玉琴 (Tức hứng 即興) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là 隠.
Từ điển Thiều Chửu
① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình 隱情, v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân 隱淪 hay ẩn dật 隱逸.
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn 子爲父隱 con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ 論語 nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ 二三子以我爲隱乎,吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn 民隱.
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử 孟子 nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa 王若隱其無罪而就死地 nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn 隱隱 lờ mờ, ẩn nhiên 隱然 hơi ro rõ vậy, ẩn ước 隱約 lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngoạ 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, ấn nang 隱囊 tựa gối. Tục viết là 隠.
Từ điển Trần Văn Chánh
Xem 隱.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: 隱瞞 Giấu giếm, che đậy; 隱患 Tai hoạ ngầm; 隱逸 Ẩn dật, lánh đời; 隱於屏後 Nấp sau tấm bình phong; 子爲父隱 Con giấu cho cha; 二三子以我爲隱乎? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: 王若隱其無罪而就死地 Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: 隱隱 Lờ mờ; 隱約 Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: 民隱 Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: 隱几而臥 Tựa ghế mà nằm; 隱囊 Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Che dấu — Chứa đựng, tiềm tàng — Kín đáo — Một âm khác là Ấn.
Từ ghép
ẩn ác dương thiện 隱惡揚善 • ẩn ác dương thiện 隱惡楊善 • ẩn ẩn 隱隱 • ẩn bí 隱秘 • ẩn cung 隱宮 • ẩn cư 隱居 • ẩn danh 隱名 • ẩn dật 隱逸 • ẩn địa 隱地 • ẩn độn 隱遁 • ẩn giả 隱者 • ẩn hiện 隱現 • ẩn hình 隱形 • ẩn hoa thực vật 隱花植物 • ẩn hộc 隱鵠 • ẩn khuất 隱屈 • ẩn khúc 隱曲 • ẩn lân 隱嶙 • ẩn lân 隱轔 • ẩn lậu 隱陋 • ẩn luân 隱淪 • ẩn mật 隱密 • ẩn một 隱沒 • ẩn nang 隱囊 • ẩn nặc 隱匿 • ẩn ngữ 隱語 • ẩn nhẫn 隱忍 • ẩn phục 隱伏 • ẩn quát 隱括 • ẩn quát 隱栝 • ẩn quân tử 隱君子 • ẩn sĩ 隱士 • ẩn tàng 隱藏 • ẩn tật 隱疾 • ẩn thân 隱身 • ẩn thử 隱鼠 • ẩn tỉ 隱比 • ẩn tình 隱情 • ẩn trắc 隱惻 • ẩn tu 隱修 • ẩn tướng 隱相 • ẩn ước 隱約 • ẩn ưu 隱憂 • ẩn vi 隱微 • ẩn yểm 隱掩 • báo ẩn 豹隱 • bính ẩn 屏隱 • cao ẩn 高隱 • dân ẩn 民隱 • dung ẩn 容隱 • đại ẩn 大隱 • đại ẩn triều thị 大隱朝市 • ngôn ẩn thi tập 言隱詩集 • sách ẩn 索隱 • tiềm ẩn 潛隱 • tiều ẩn thi tập 樵隱詩集 • trắc ẩn 惻隱 • triều ẩn 朝隱 • u ẩn 幽隱
Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典