Kanji Version 13
logo

  

  

理 lý  →Tra cách viết của 理 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 11 nét - Bộ thủ: 王 (4 nét) - Cách đọc: リ
Ý nghĩa:
lý do, quản lý.., reason

[Chinese font]   →Tra cách viết của 理 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 11 nét - Bộ thủ: 玉
Ý nghĩa:

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn
1. (Động) Sửa ngọc, mài giũa ngọc.
2. (Động) Sửa sang, chỉnh trị, làm cho chỉnh tề ngay ngắn. ◎Như: “chỉnh lí” sắp đặt cho ngay ngắn, “tu lí” sửa sang, “quản lí” coi sóc. ◇Lưu Cơ : “Pháp đố nhi bất tri lí” (Mại cam giả ngôn ) Pháp luật hủy hoại mà không biết sửa.
3. (Động) Làm việc, lo liệu. ◎Như: “lí sự” làm việc.
4. (Động) Tấu nhạc, cử nhạc. ◇Nguyễn Trãi : “Ẩn kỉ phần hương lí ngọc cầm” (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
5. (Động) Ôn tập, luyện tập. ◇Vô danh thị : “Tằng lí binh thư tập lục thao” (Nháo đồng đài ) Đã từng luyện tập binh thư lục thao.
6. (Động) Phản ứng, đáp ứng (đối với lời nói hoặc hành vi của người khác). ◎Như: “bất lí” không quan tâm, “lí hội” thông hiểu.
7. (Danh) Thớ, đường vân. ◎Như: “thấu lí” thớ da thịt, “mộc lí” vân gỗ.
8. (Danh) Thứ tự, mạch lạc. ◎Như: “hữu điều hữu lí” có thứ tự mạch lạc.
9. (Danh) Quy luật, ý chỉ của sự vật. ◎Như: “thiên lí” , “công lí” , “chân lí” , “nghĩa lí” , “định lí” .
10. (Danh) Đời xưa gọi quan án là “lí”, cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là “đại lí viện” .
11. (Danh) Môn vật lí học hoặc khoa tự nhiên học. ◎Như: “lí hóa” môn vật lí và môn hóa học.
12. (Danh) Họ “Lí”.
Từ ghép
án lí • bất lí • bệnh lí • biện lí • bội lí • chánh lí • chân lí • chí lí • chỉnh lí • chính lí • chưởng lí • công lí • cùng lí • cứ lí • cương lí • dịch lí • duy lí • đại lí • đạo lí • địa lí • định lí • đổng lí • giáo lí • hợp lí • kinh lí • lí do • lí giải • lí hoá • lí luận • lí phát • lí quốc • lí sản • lí số • lí sự • lí tài • lí thất • lí thú • lí thuyết • lí trí • lí tưởng • lí ưng • liệu lí • luân lí • luận lí • nghĩa lí • nghịch lí • nhập lí • nhập tình nhập lí • nhiếp lí • ôn lí • pháp lí • phi lí • quản lí • sinh lí • sinh lí học • suy lí • sự lí • tá lí • tán lí • tâm lí • thiên lí • thụ lí • thuần lí • thuyết lí • tình lí • tổng lí • trị lí • triết lí • tuy lí vương • văn lí • vật lí • vật lí học • viện lí • xử lí


phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. vân, đường vân
2. lý lẽ
3. sửa sang
Từ điển Thiều Chửu
① Sửa ngọc, làm ngọc.
② Sửa sang, trị. Như lí sự làm việc, chỉnh lí sắp đặt, tu lí sửa sang, v.v.
③ Ðiều lí , phàm cái gì có trước có sau có gốc có ngọn không loạn thứ tự đều gọi là điều lí. Ðiều là nói cái lớn, lí là nói cái nhỏ, như sự lí , văn lí đều một nghĩa ấy cả.
④ Ðạo lí , nói về sự nên làm gọi là đạo , nói về cái lẽ sao mà phải làm gọi là lí . Lí tức là cái đạo tự nhiên vậy.
⑤ Thớ, như thấu lí mang thớ da dẻ. Xem chữ thấu .
⑥ Ðời xưa gọi quan án là lí, cho nên toà án thượng thẩm bây giờ gọi là đại lí viện .
⑦ Ôn tập, đem cái nghe biết trước mà dung nạp với cái mới hiểu cho chỉnh tề gọi là lí.
⑧ Cùng ứng đáp không trả lời lại, tục gọi là bất lí , nghe tiếng lọt vào lòng thông hiểu được gọi là lí hội .
⑨ Lí học, nghiên cứu về môn học thân tâm tinh mệnh gọi là lí học hay đạo học . Môn triết học bây giờ cũng gọi là lí học .
⑩ Lí khoa một khoa học nghiên cứu về tính vật như vật lí học , hoá học , v.v.
⑪ Lí chướng chữ nhà Phật, không rõ lẽ đúng thực, bị ý thức nó chướng ngại.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Thớ: Thớ thịt; Thớ gỗ;
② Lí lẽ: Hợp lí; Lời cùng lí đuối, đuối lí; Lẽ ra là thế, đúng phải như vậy;
③ (Vật) lí: Ngành khoa học tự nhiên; Toán lí hoá;
④ Xử sự, quản lí: Xử lí; Quản lí tài chánh;
⑤ Chỉnh lí, sắp xếp: Sắp xếp lại sách vở;
⑥ Thèm quan tâm đến, đếm xỉa (chỉ thái độ và ý kiến đối với người khác, thường dùng với ý phủ định): Gặp nhau giữa đường, chẳng ai thèm hỏi ai; Nói với anh ta cả buổi mà anh ta vẫn dửng dưng chẳng thèm quan tâm; Bỏ mặc không đếm xỉa;
⑦ (văn) Luyện tập, ôn tập: Mười năm ôn lại một lần, vẫn không quên mất (Nhan thị gia huấn);
⑧ (văn) Tấu lên, cử nhạc lên: Cử chính thanh (tiếng nhạc đoan chính), tấu diệu khúc (Kê Khang: Cầm phú); Đàn chơi một bản để tiêu khiển;
⑨ Lí học (một ngành của triết học Trung Quốc);
⑩ (văn) Sửa ngọc, làm ngọc;
⑪ [Lê] (Họ) Lí.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Mài giũa ngọc cho đẹp — Sửa sang, sắp đặt công việc — Cái lẽ của sự vật. Lẽ phải.
Từ ghép
án lý • bất hợp lý • chân lý • chân lý • chỉnh lý • chính lý • đại lý • địa lý • hợp lý • luân lý • luân lý • lý giải • lý luận • lý luận • lý tưởng • nguyên lý • pháp lý • quản lý • suy lý • tâm lý • thẩm lý • thẩm lý • trợ lý • tu lý • xử lý • xử lý



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典