Kanji Version 13
logo

  

  

春 xuân  →Tra cách viết của 春 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 9 nét - Bộ thủ: 日 (4 nét) - Cách đọc: シュン、はる
Ý nghĩa:
mùa xuân, springtime

xuân [Chinese font]   →Tra cách viết của 春 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 9 nét - Bộ thủ: 日
Ý nghĩa:
xuân
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
mùa xuân
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Mùa xuân. § Theo âm lịch: từ tháng giêng đến tháng ba là mùa xuân, theo dương lịch: tháng ba, tháng tư và tháng năm là ba tháng mùa xuân.
2. (Danh) Vẻ vui tươi, trẻ trung, xuân sắc, hỉ sắc. ◎Như: “thanh xuân” xuân xanh, tuổi trẻ. ◇Lục Khải : “Giang Nam vô sở hữu, Liêu tặng nhất chi xuân” , (Tặng Phạm Diệp ).
3. (Danh) Năm. ◇Tào Thực : “Tự kì tam niên quy, kim dĩ lịch cửu xuân” , (Tạp thi ) Tự hẹn ba năm thì về, Nay đã trải qua chín mùa xuân (chín năm).
4. (Danh) Sức sống, sự sống. ◎Như: khen thầy thuốc chữa khỏi bệnh nói là “diệu thủ hồi xuân” .
5. (Danh) Rượu, người nhà Đường gọi rượu là “xuân”.
6. (Danh) Tình cảm yêu thương giữa trai gái. § Ghi chú: Lễ nhà Chu cứ đến tháng “trọng xuân” (tháng hai) thì cho cưới xin, vì thế mới gọi các con gái muốn lấy chồng là “hoài xuân” . ◇Thi Kinh : “Hữu nữ hoài xuân, Cát sĩ dụ chi” , (Thiệu nam , Dã hữu tử quân ) Có cô gái đang ôm ấp xuân tình (nghĩ đến chuyện lấy chồng), Chàng trai đến quyến rủ.
7. (Danh) Phương đông. ◎Như: “xuân phương” phương đông.
8. (Tính) Thuộc về mùa xuân. ◎Như: “xuân phong” gió xuân.
Từ điển Thiều Chửu
① Mùa xuân, từ tháng giêng đến tháng ba gọi là mùa xuân.
② Xuân là đầu bốn mùa, muôn vật đều có cái cảnh tượng hớn hở tốt tươi, cho nên người ta mới ví người tuổi trẻ như mùa xuân mà gọi thì tuổi trẻ là thanh xuân xuân xanh, ý thú hoạt bát gọi là xuân khí , thầy thuốc chữa khỏi bệnh gọi là diệu thủ hồi xuân .
③ Rượu xuân, người nhà Ðường hay gọi rượu là xuân.
④ Lễ nhà Chu cứ đến tháng trọng xuân (tháng hai) thì cho cưới xin, vì thế mới gọi các con gái muốn lấy chồng là hoài xuân .
Từ điển Trần Văn Chánh
① (Mùa) xuân: Cảnh xuân; Xuân về hoa nở, ngày xuân ấm áp;
② Xuân (lễ nhà Chu cứ đến tháng Trọng Xuân [tháng Hai] thì cho cưới xin, nên mùa xuân còn dùng để chỉ tình yêu đương giữa trai và gái): Có cô gái hoài xuân (ôm ấp tình yêu, muốn lấy chồng...) (Thi Kinh); Lòng xuân;
③ Xuân, tươi, trẻ (trung): Hồi xuân, tươi lại; Thanh xuân, tuổi xuân, tuổi trẻ;
④ Dâm đãng, dâm dục;
⑤ Sống: Cây khô sống lại;
⑥ Vui vẻ, hân hoan;
⑦ Rượu (cách gọi rượu của người đời Đường);
⑧ [Chun] (Họ) Xuân.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Mùa đầu tiên trong một năm, từ tháng giêng đến hết tháng ba. Đoạn trường tân thanh : » Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi « — Chỉ một năm, vì một năm có một mùa xuân. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Trải mấy xuân tin đi tin lại, Đến xuân này tin hãy vắng không « — Chỉ tuổi trẻ, vì tuổi trẻ cũng như mùa xuân của đời người. Truyện Nhị độ mai : » Trai tài gái sắc xuân đương vừa thì « — Chỉ vẻ đẹp đẽ trẻ trung. Truyện Trê Cóc : » Rằng đâu mà đến ta đây, cớ sao thân thể coi mà kém xuân «.
Từ ghép
diệu thủ hồi xuân • du xuân • dương xuân • hàm xuân • hồi xuân • hồn xuân • hồn xuân • khai xuân • lâm xuân • lập xuân • mãi xuân • mãn diện xuân phong 滿 • mạnh xuân • mộ xuân • nghênh xuân • phú xuân • quý xuân • sơ xuân • tam xuân • tàn xuân • tân xuân • thanh xuân • thưởng xuân • trọng xuân • trường xuân • xuân bảng • xuân bệnh • xuân cảnh • xuân duẩn • xuân dung • xuân đình • xuân giang • xuân hoa • xuân huy • xuân khí • xuân kì • xuân lan • xuân liên • xuân liên • xuân lộ • xuân mộng • xuân nhật • xuân nữ • xuân phân • xuân phong • xuân phương • xuân quang • xuân quý • xuân sắc • xuân sầu • xuân sơn • xuân tâm • xuân tế • xuân thiên • xuân thu • xuân tiết • xuân tiết • xuân tiêu • xuân tình • xuân toả • xuân vũ • xuân ý • xuân y



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典