Kanji Version 13
logo

  

  

ôn, uẩn [Chinese font]   →Tra cách viết của 溫 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 13 nét - Bộ thủ: 水
Ý nghĩa:
uẩn
phồn thể

Từ điển trích dẫn
1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎Như: “ôn thủy” nước ấm, “ôn noãn” ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎Như: “ôn ngữ” lời êm ái dịu dàng. ◇Luận Ngữ : “Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an” , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎Như: “ôn nhất hồ tửu” hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇Tây sương kí 西: “Tảo vãn ôn tập kinh sử” (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎Như: “thể ôn” thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ “Ôn”.
7. Một âm là “uẩn”. § Cũng như “uẩn” .
Từ điển Thiều Chửu
① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hoà, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .
Từ điển Trần Văn Chánh
(văn) Như (bộ ).

ôn
phồn thể

Từ điển phổ thông
1. nhắc lại, xem lại
2. ấm áp
Từ điển trích dẫn
1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎Như: “ôn thủy” nước ấm, “ôn noãn” ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎Như: “ôn ngữ” lời êm ái dịu dàng. ◇Luận Ngữ : “Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an” , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎Như: “ôn nhất hồ tửu” hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇Tây sương kí 西: “Tảo vãn ôn tập kinh sử” (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎Như: “thể ôn” thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ “Ôn”.
7. Một âm là “uẩn”. § Cũng như “uẩn” .
Từ điển Thiều Chửu
① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hoà, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .
Từ điển Trần Văn Chánh
① Ấm: Nước ấm;
② Nhiệt độ, ôn độ: Cặp nhiệt độ;
③ Hâm: Hâm rượu;
④ Ôn, học lại: Ôn cũ biết mới;
⑤ Ôn hoà, điềm đạm, êm dịu: Ôn hoà và hiền lành;
⑥ Như [wen];
⑦ [Wen] (Họ) Ôn.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Ấm áp ( trái với lạnh ). Thơ Bà Huyện Thanh quan có câu: » Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn « — Sưởi ấm — Tìm kiếm, nhắc lại việc cũ — Chỉ tính êm đềm — Bệnh sống sót — Danh từ Đông y, chỉ sự bổ dưỡng — Tên người, tức Phan Huy Ôn, 1755 – 1786, danh sĩ đời Lê, tự là Hoà Phủ, hiệu là Chỉ Am, người xã Thu hoạch, huyện Can lộc tỉnh Hà tĩnh, đậu tiến sĩ năm 1780, niên hiệu Cảnh hưng thứ 41 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Đốc đồng tại các tỉnh Sơn Tây, rồi Thái nguyên, được phong tước Mĩ xuyên Bá. Các tác phẩm biên khảo bằng chữ Hán có Thiên nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo, và Khoa bảng tiêu kì.
Từ ghép
bảo ôn • bảo ôn bình • hàn ôn • ôn bão • ôn cố • ôn cung • ôn độ • ôn đới • ôn hậu • ôn hoà • ôn khoá • ôn lệ • ôn lí • ôn nhã • ôn nhan • ôn nhu • ôn như hầu • ôn phì • ôn phong • ôn sảnh • ôn sắc • ôn tầm • ôn tập • ôn thận • ôn thất • ôn thuận • ôn thuỷ • ôn tồn • ôn tuyền • ôn từ • ôn uyển



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典