Kanji Version 13
logo

  

  

thể [Chinese font]   →Tra cách viết của 體 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 22 nét - Bộ thủ: 骨
Ý nghĩa:
thể
phồn thể

Từ điển phổ thông
1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Toàn thân. ◎Như: “thân thể” thân mình, “nhục thể” thân xác, “nhân thể” thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎Như: “chi thể” tay chân mình mẩy, “tứ thể” hai tay hai chân. ◇Sử Kí : “Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể” . , (...) , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎Như: “cố thể” chất dắn, “dịch thể” chất lỏng, “chủ thể” bộ phận chủ yếu, “vật thể” cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎Như: “biền thể” lối văn biền ngẫu, “phú thể” thể phú, “quốc thể” hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: “quân chủ quốc” nước theo chế độ quân chủ, “cộng hòa quốc” nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎Như: “thảo thể” chữ thảo, “khải thể” chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎Như: “chánh phương thể” hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là “thể” . § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là “dụng” . ◎Như: nói về lễ, thì sự kính là “thể”, mà sự hòa là “dụng” vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇Hoài Nam Tử : “Cố thánh nhân dĩ thân thể chi” (Phiếm luận ) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎Như: “thể lượng” đem thân mình để xét mà tha thứ, “thể tuất dân tình” đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎Như: “thể kỉ” riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎Như: “thể nghiệm” tự thân mình kiểm nghiệm, “thể hội” thân mình tận hiểu, “thể nhận” chính mình chân nhận.
Từ điển Thiều Chửu
① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể . Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể . Bốn chân tay gọi là tứ thể .
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể thể văn, tự thể thể chữ, chính thể , quốc thể , v.v. Lại nói như thể chế cách thức văn từ, thể tài thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể . Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hoà là dụng vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].
Từ điển Trần Văn Chánh
】thể kỉ [tiji] ① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình .
Từ ghép
ám thể • bài thể • bản thể • bát thể • biển đào thể • biển đào thể viêm • biền thể • biệt thể • cá thể • cầu thể • chính thể • chỉnh thể • chủ thể • cổ thể • cố thể • cổ thể thi • cơ thể • cụ thể • cương thể • dịch thể • đại thể • đoàn thể • giải thể • hình thể • hồn bất phụ thể • khách thể • kháng thể • khí thể • lao công đoàn thể • lập thể • loã thể • môi thể • ngọc thể • nhân thể • nhục thể • quốc thể • suy thể • sự thể • sử thể • tân thể • thánh thể • thân thể • thật thể • thể cách • thể chế • thể diện • thể dục • thể hiện • thể lệ • thể lượng • thể nghiệm • thể phách • thể tài • thể thao • thể thiếp • thể thống • thể thức • thể tích • thi thể • thi thể • thực thể • tinh thể • toàn thể • trọng thể • tứ thể • văn thể • vật thể • xích thể



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典