Kanji Version 13
logo

  

  

sáp [Chinese font]   →Tra cách viết của 澀 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 17 nét - Bộ thủ: 水
Ý nghĩa:
sáp
phồn thể

Từ điển phổ thông
1. rít, ráp, sáp, không trơn tru
2. chát sít
Từ điển trích dẫn
1. (Tính) Rít, không trơn tru. ◎Như: “luân trục phát sáp” trục bánh xe bị rít.
2. (Tính) Chát, sít. ◎Như: “toan sáp” chua và chát, “giá cá thị tử ngận sáp” quả hồng này chát quá. ◇Pháp Hoa Kinh : “Cập chư khổ sáp vật, tại kì thiệt căn, giai biến thành thượng vị, như thiên cam lộ” , , , (Pháp sư công đức ) Cho đến những vật đắng chát, ở lưỡi người đó, đều biến thành vị ngon, như cam lộ trên trời.
3. (Tính) Tối tăm, khó hiểu. ◎Như: “hối sáp” tối tăm, trúc trắc.
4. (Tính) Hiểm trở, không thông suốt. ◇Bạch Cư Dị : “Băng tuyền lãnh sáp huyền ngưng tuyệt, Ngưng tuyệt bất thông thanh tạm hiết” , (Tì bà hành ) (Như) suối giá lạnh không chảy được, dây đàn ngừng hẳn lại, Ngừng dứt không thông, tiếng đàn đột nhiên im bặt.
Từ điển Thiều Chửu
① Rít, ráp, cái gì không được trơn tru gọi là sáp.
② Chất sít.
③ Văn chương khó đọc cũng gọi là sáp.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Rít (không trơn): Trục rít rồi, nên cho ít dầu vào;
② Chát: Quả hồng này chát quá;
③ Khó hiểu: Câu văn rất khó hiểu.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Rít, không trơn, như chữ Sáp — Khó khăn, trở ngại — Cực nhọc — Vị chát xít trong miệng, miệng lưỡi cảm thấy rít — Ăn nói chậm chạp khó khăn, lời lẽ không trơn tru — Lời văn trúc trắc, khó đọc, không trơn tru êm tai thuận miệng.
Từ ghép
tu sáp



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典