Kanji Version 13
logo

  

  

biến, biện [Chinese font]   →Tra cách viết của 變 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 23 nét - Bộ thủ: 言
Ý nghĩa:
biến
phồn thể

Từ điển phổ thông
1. thay đổi, biến đổi
2. trờ thành, biến thành
3. bán lấy tiền
4. biến cố, rối loạn
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Thay đổi. ◎Như: “biến pháp” thay đổi phép tắc, “biến hóa” đổi khác. ◇Sử Kí : “Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính” , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇Lễ Kí : “Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến” , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎Như: “biến cố” sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇Sử Kí : “Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh” , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎Như: “cơ biến” tài biến trá, “quyền biến” sự ứng biến.
6. Một âm là “biện”. (Tính) Chính đáng.
Từ điển Thiều Chửu
① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hoá .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Thay đổi, biến đổi, đổi khác: Tình hình đã thay đổi;
② Biến thành: Biến thành nước công nghiệp;
③ Trở thành, trở nên: Từ lạc hậu trở thành tiên tiến;
④ Việc quan trọng xảy ra bất ngờ, biến cố, sự biến: Sự biến năm Ất Dậu.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Thay đổi đi — Điều tai hoạ.
Từ ghép
bách biến • bán biến • báo biến • báo biến • bất biến • biến ảo • biến áp khí • biến âm • biến cách • biến cải • biến chất • biến cố • biến dịch • biến động • biến hình • biến hoá • biến hoán • biến huyễn • biến loạn • biến quái • biến sắc • biến số • biến thái • biến thiên • biến tiết • biến tính • biến văn • binh biến • cải biến • cấp biến • chế biến • chiết biến • chính biến • chuyển biến • cơ biến • cùng tắc biến, biến tắc thông • đa biến • đột biến • gia biến • ngộ biến • nguy biến • quyền biến • sậu biến • sự biến • tai biến • ứng biến • vạn biến

biện
phồn thể

Từ điển trích dẫn
1. (Động) Thay đổi. ◎Như: “biến pháp” thay đổi phép tắc, “biến hóa” đổi khác. ◇Sử Kí : “Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính” , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇Lễ Kí : “Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến” , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎Như: “biến cố” sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇Sử Kí : “Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh” , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎Như: “cơ biến” tài biến trá, “quyền biến” sự ứng biến.
6. Một âm là “biện”. (Tính) Chính đáng.
Từ điển Thiều Chửu
① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hoá .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典