Kanji Version 13
logo

  

  

đỗ [Chinese font]   →Tra cách viết của 杜 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 7 nét - Bộ thủ: 木
Ý nghĩa:
đỗ
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. cây đỗ (còn gọi là cây đường lê)
2. ngăn chặn
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Cây đỗ (một loại đường lê), gỗ dùng làm nguyên liệu.
2. (Danh) Một thứ cỏ thơm.
3. (Danh) Họ “Đỗ”.
4. (Động) Ngăn chận, chấm dứt. ◎Như: “đỗ tuyệt tư tệ” ngăn chận, chấm dứt những tệ hại riêng. ◇Phù sanh lục kí : “Trình huyện lập án, dĩ đỗ hậu hoạn khả dã” , (Khảm kha kí sầu ) Báo huyện làm án kiện, để có thể ngăn ngừa hậu hoạn.
5. (Động) Bày đặt, bịa đặt. ◎Như: “đỗ soạn” bày đặt không có căn cứ, bịa đặt, niết tạo, hư cấu. § Ghi chú: “Đỗ Mặc” người đời Tống, làm thơ phần nhiều sai luật, nên nói “đỗ soạn” là không hợp cách.
6. (Động) Bài trừ, cự tuyệt.
7. (Tính) (Thuộc về) bản xứ. ◎Như: “đỗ bố” vải bản xứ, “đỗ mễ” gạo bản xứ.
Từ điển Thiều Chửu
① Cây đỗ (một loài lê).
② Một thứ cỏ thơm.
③ Lấp, như đỗ tuyệt tư tệ lấp hết tệ riêng.
④ Phàm sự gì tự ý bày vẽ ra không có bằng cứ gì gọi là đỗ soạn .
⑤ Tục gọi cái gì xuất bản ở đất mình là đỗ, như đỗ bố vải bản xứ, đỗ mễ gạo bản xứ, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Cây đường lê (thường gọi là cây đỗ);
② Một thứ cỏ thơm;
③ Chặn lại, chấm dứt: Đóng cửa không tiếp khách; Ngăn chặn các thói xấu;
④ Bày vẽ vô căn cứ. 【】đỗ soạn [dùzhuàn] Bịa đặt, nặn ra: Câu chuyện này viết về người thật việc thật, không phải bịa đặt;
⑤ (Thuộc) bản xứ: Vải bản xứ, vải nội; Gạo bản xứ;
⑥ [Dù] (Họ) Đỗ.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tên một loại cây, còn gọi là Cam Đường — Lấp nghẹt — Họ người.
Từ ghép
đỗ khẩu • đỗ quyên • đỗ quyên • đỗ trọng • đỗ tuyệt • đỗ tuyệt • đỗ vũ • lão đỗ



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典