曆 lịch [Chinese font] 曆 →Tra cách viết của 曆 trên Jisho↗
Từ điển hán tự
Số nét: 16 nét - Bộ thủ: 日
Ý nghĩa:
lịch
phồn thể
Từ điển phổ thông
lịch pháp, lịch chí
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Phương pháp tính năm tháng, thời tiết. § Theo vòng quay của mặt trời, mặt trăng mà tính rồi định ra năm tháng thời tiết gọi là “lịch pháp” 曆法. Lịch tính theo vòng mặt trăng quay quanh quả đất gọi là “âm lịch” 陰曆. Lịch tính theo vòng quả đất quay quanh mặt trời gọi là “dương lịch” 陽曆. Vì kiêng tên vua Cao Tôn 高宗 nhà Thanh 清 là “Lịch” 曆 nên sau viết là 歷. ◇Hoài Nam Tử 淮南子: “Tinh nguyệt chi hành, khả dĩ lịch thôi đắc dã” 星月之行, 可以曆推得也 (Bổn kinh 本經) Vận hành của các sao và mặt trăng, có thể dùng lịch pháp để suy tính được.
2. (Danh) Quyển sách ghi năm, tháng, ngày, mùa, thời tiết. ◇Cựu Đường Thư 舊唐書: “Lệnh tạo tân lịch” 令造新曆 (Lịch chí nhất 曆志一) (Vua Huyền Tông) ra lệnh làm lịch mới.
3. (Danh) Niên đại. ◇Hán Thư 後漢書: “Chu quá kì lịch, Tần bất cập kì” 周過其曆, 秦不及期 (Chư hầu vương biểu 諸侯王表) Nhà Chu thì quá niên đại, mà nhà Tần thì chưa đến hạn.
Từ điển Thiều Chửu
① Cái vòng của mặt trời, mặt trăng quay đi, người ta cứ theo sức quay của nó mà tính rồi định ra năm tháng thì tiết gọi là lịch pháp 曆法. Lịch Tàu tính theo vòng mặt trăng quay quanh quả đất mà định tháng, định năm gọi là âm lịch 陰曆. Lịch Tây tính theo vòng quả đất quay chung quanh mặt trời mà định năm tháng gọi là dương lịch 陽曆. Vì kiêng tên vua Cao Tôn 高宗 nhà Thanh 清 là Lịch 曆 nên sau cứ viết là 歷.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Phép tính năm tháng ngày giờ — Niên đại của một triều vua — Cuốn nhật kí, ghi chép sự việc theo năm tháng ngày giờ.
Từ ghép
âm lịch 陰曆 • dương lịch 陽曆 • lịch bản 曆本 • lịch chính 曆正 • lịch đầu 曆頭 • lịch pháp 曆法 • lịch thư 曆書 • nguyệt lịch 月曆 • nhật lịch 日曆 • niên lịch 年曆 • nông lịch 農曆 • tân lịch 新曆
Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典