Kanji Version 13
logo

  

  

tất [Chinese font]   →Tra cách viết của 悉 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 11 nét - Bộ thủ: 心
Ý nghĩa:
tất
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
hết cả, tất thảy
Từ điển trích dẫn
1. (Tính) Tường tận, rõ ràng đầy đủ. ◎Như: “tường tất” rõ ràng hết cả. ◇Liêu trai chí dị : “Ngôn nữ đại quy nhật, tái tiếu nhật cập sanh tử niên nguyệt, lịch lịch thậm tất” , , (Nhạc Trọng ) Nói ngày con gái bị chồng ruồng bỏ, ngày tái giá cho tới năm tháng sinh của con, rành mạch rõ ràng.
2. (Phó) Đều, hết, hết thảy. ◎Như: “tất dẫn binh độ hà” đều dẫn binh sang sông, “giai tất cụ túc” thảy đều đầy đủ.
3. (Động) Tính hết, gồm tất cả. ◇Chiến quốc sách : “Liệu đại vương chi tốt, tất chi bất quá tam thập vạn” , (Hàn sách nhất ) Liệu quân của đại vương, tổng cộng không quá ba mươi vạn.
4. (Động) Biết, rõ, hiểu. ◎Như: “đỗng tất” hiểu thấu, “thục tất” quen biết.
5. (Danh) Họ “Tất”.
Từ điển Thiều Chửu
① Biết hết, như tường tất tường hết.
② Ðều, hết, như tất dẫn binh độ hà đều dẫn binh sang sông.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Biết, rõ, hiểu: Được biết mọi việc; Am hiểu việc này;
② (văn) Kể lại hết, biết hết: Thư không thể kể lại hết ý (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư); Thừa tướng Lượng có lẽ đã biết hết ý trẫm (Tam quốc chí);
③ Tất cả, đầy đủ, toàn bộ, hết thảy, hết: Tề đã lấy lại được tất cả những thành cũ của mình (Sử kí).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Biết. Biết rõ — Gồm hết. Ta thường nói Tất cả — Đều, cùng.
Từ ghép
chu tất • cứ tất • cứ tất • tất ni • tất tâm • thục tất



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典