震 chấn →Tra cách viết của 震 trên Jisho↗
Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 15 nét - Bộ thủ: 雨 (8 nét) - Cách đọc: シン、ふる-う、ふる-える
Ý nghĩa:
động đất, quake
震 chấn [Chinese font] 震 →Tra cách viết của 震 trên Jisho↗
Từ điển hán tự
Số nét: 15 nét - Bộ thủ: 雨
Ý nghĩa:
chấn
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
1. sét đánh
2. quẻ Chấn (ngưỡng bồn) trong Kinh Dịch:
- 2 vạch trên đứt, tượng Lôi (sấm)
- tượng trưng: con trai trưởng, hành Mộc, tuổi Mão, hướng Đông
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Sét đánh. ◇Tả truyện 左傳: “Chấn Bá Di chi miếu” 震伯夷之廟 (Hi Công thập ngũ niên 僖公十五年) Sét đánh miếu Bá Di.
2. (Động) Rung động, vang dội, chấn động. ◎Như: “danh chấn thiên hạ” 名震天下 tiếng tăm vang dội trong thiên hạ. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Thứ nhật, hốt hựu văn cổ thanh chấn thiên” 次日, 忽又聞鼓聲震天 (Đệ tứ thập bát hồi) Hôm sau, bỗng lại nghe tiếng trống vang trời.
3. (Động) Đặc chỉ động đất.
4. (Động) Sợ hãi. ◎Như: “chấn kinh” 震驚 sợ khiếp. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Quần thần chấn khủng, giai vân: Nhất thính tôn mệnh” 群臣震恐, 皆云: 一聽尊命 (Đệ tứ hồi) Các quan sợ hãi, đều nói: Xin vâng lệnh ngài.
5. (Động) Kích động trong lòng, tâm động.
6. (Động) Nổi giận.
7. (Động) Phấn chấn, hưng chấn.
8. (Danh) Quẻ “Chấn”.
9. (Danh) Chỉ phương đông.
10. (Danh) Uy thế, uy nghiêm.
11. Một âm là “thần”. § Thông “thần” 娠.
Từ điển Thiều Chửu
① Sét đánh.
② Rung động. Như địa chấn 地震 động đất, nguyên nhân vì núi lửa phun lửa mạnh quá, vì vùng đất nó thụt hay vì vỏ quả đất nó rút lại.
③ Sợ hãi. Như chấn kinh 震驚 sợ khiếp.
④ Quẻ Chấn, trong bốn phương thuộc về phương đông.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Rung động, chấn động: 把玻璃震¸H了 Kính bị rung vỡ rồi; 地震 Động đất; 地震學 Địa chấn học;
② Inh, vang: 震耳 Inh tai; 名震全球 Tiếng vang khắp thế giới;
③ Hoảng, hoảng sợ, sợ hãi: 敵人大震 Kẻ địch rất hoảng sợ;
④ Kích động, chạm mạnh;
⑤ (văn) Sét đánh, sấm động;
⑥ Quẻ Chấn (trong Bát quái).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tên một quẻ trong bát quái, tượng trưng cho sấm sét, cho người con trai trưởng — Sợ hãi — Rung động — Dùng như chữ Chấn 振.
Từ ghép
chấn cổ thước kim 震古爍今 • chấn cổ thước kim 震古鑠今 • chấn cụ 震懼 • chấn cung 震宮 • chấn động 震動 • chấn hách 震嚇 • chấn hách 震赫 • chấn hãi 震駭 • chấn hãn 震汗 • chấn kinh 震驚 • chấn lật 震慄 • chấn nhiếp 震懾 • chấn nộ 震怒 • chấn phong 震風 • chấn phục 震服 • dư chấn 余震 • địa chấn 地震 • lôi chấn 雷震 • phấn chấn 奮震
thần
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Sét đánh. ◇Tả truyện 左傳: “Chấn Bá Di chi miếu” 震伯夷之廟 (Hi Công thập ngũ niên 僖公十五年) Sét đánh miếu Bá Di.
2. (Động) Rung động, vang dội, chấn động. ◎Như: “danh chấn thiên hạ” 名震天下 tiếng tăm vang dội trong thiên hạ. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Thứ nhật, hốt hựu văn cổ thanh chấn thiên” 次日, 忽又聞鼓聲震天 (Đệ tứ thập bát hồi) Hôm sau, bỗng lại nghe tiếng trống vang trời.
3. (Động) Đặc chỉ động đất.
4. (Động) Sợ hãi. ◎Như: “chấn kinh” 震驚 sợ khiếp. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Quần thần chấn khủng, giai vân: Nhất thính tôn mệnh” 群臣震恐, 皆云: 一聽尊命 (Đệ tứ hồi) Các quan sợ hãi, đều nói: Xin vâng lệnh ngài.
5. (Động) Kích động trong lòng, tâm động.
6. (Động) Nổi giận.
7. (Động) Phấn chấn, hưng chấn.
8. (Danh) Quẻ “Chấn”.
9. (Danh) Chỉ phương đông.
10. (Danh) Uy thế, uy nghiêm.
11. Một âm là “thần”. § Thông “thần” 娠.
Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典