Kanji Version 13
logo

  

  

跡 tích  →Tra cách viết của 跡 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 13 nét - Bộ thủ: 足 (7 nét) - Cách đọc: セキ、あと
Ý nghĩa:
dấu chân, dấu, tracks

tích [Chinese font]   →Tra cách viết của 跡 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 13 nét - Bộ thủ: 足
Ý nghĩa:
tích
phồn thể

Từ điển phổ thông
dấu vết, dấu tích
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Vết chân. ◎Như: “túc tích” dấu chân, “tung tích” vết chân. ◇Vi Ứng Vật : “Lạc diệp mãn không san, Hà xứ tầm hành tích?” 滿, (Kí toàn Tiêu san trung đạo sĩ ) Lá rụng đầy núi trống, Biết đâu tìm dấu chân đi?
2. (Danh) Ngấn, dấu vết. ◎Như: “ngân tích” ngấn vết, “bút tích” chữ viết hoặc thư họa để lại, “mặc tích” vết mực (chỉ bản gốc viết tay hoặc thư họa nguyên bổn). ◇Nguyễn Trãi : “Tâm như dã hạc phi thiên tế, Tích tự chinh hồng đạp tuyết sa” , (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) Lòng như hạc nội bay giữa trời, Dấu vết tựa như cánh chim hồng giẫm trên bãi tuyết.
3. (Danh) Sự vật, công nghiệp tiền nhân lưu lại. ◇Đào Uyên Minh : “Thánh hiền lưu dư tích” (Tặng Dương Trường Sử ) Thánh hiền để lại công nghiệp.
4. (Động) Khảo sát, tham cứu. ◇Hán Thư : “Thần thiết tích tiền sự, đại để cường giả tiên phản” , (Giả Nghị truyện ) Thần riêng khảo sát việc trước, thường thì kẻ mạnh phản lại đầu tiên.
5. (Động) Mô phỏng, làm theo. ◎Như: “nghĩ tích” phỏng theo.
Từ điển Thiều Chửu
① Vết chân. Như tung tích dấu vết.
Từ điển Trần Văn Chánh
Vết, dấu vết, vết chân (như , bộ ).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Dấu chân. Vết chân — Việc đời xưa. Dấu vết đời xưa để lại. Td: Cổ tích.
Từ ghép
ấn tích • bút tích • chân tích • cước tích • di tích • di tích • diệt tích • hình tích • kỳ tích • mặc tích • phát tích • phấn tích • sự tích • sử tích • thắng tích • thủ tích • tì tích • tích tượng • tung tích • tung tích • tự tích



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典