Kanji Version 13
logo

  

  

誠 thành  →Tra cách viết của 誠 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 13 nét - Bộ thủ: 言 (7 nét) - Cách đọc: セイ、まこと
Ý nghĩa:
thành tâm, sincerity

thành [Chinese font]   →Tra cách viết của 誠 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 13 nét - Bộ thủ: 言
Ý nghĩa:
thành
phồn thể

Từ điển phổ thông
thật thà, thành thật
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Lòng chân thực. ◇Vương Bột : “Cảm kiệt bỉ thành, cung sơ đoản dẫn” , (Đằng Vương Các tự ) Xin hết lòng thành quê kệch, cung kính làm bài từ ngắn này.
2. (Tính) Thật, không dối. ◎Như: “thành phác” thật thà, chân thật, “thành chí” khẩn thiết, thật tình.
3. (Phó) Quả thật, thật sự. ◎Như: “thành nhiên” quả nhiên. ◇Sử Kí : “Tướng quốc thành thiện Sở thái tử hồ?” (Xuân Thân Quân truyện ) Tướng quốc thật sự giao hiếu với thái tử nước Sở ư?
4. (Liên) Giả như, nếu thật. ◇Sử Kí : “Thành năng thính thần chi kế, mạc nhược lưỡng lợi nhi câu tồn” , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Nếu quả chịu nghe theo kế của thần, thì không gì bằng làm lợi cho cả đôi bên, để đôi bên cùng tồn tại.
Từ điển Thiều Chửu
① Thành thực, chân thực.
② Tin, như thành nhiên tin thực thế.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Thành, thành thực: Chân thành; Lòng dạ không thành thực; Thành thực là đạo của trời (Đại học);
② (văn) Thật, thật sự, nếu thật: Thật có việc ấy; Thật là không may; Thật biết rằng mối hận ấy mọi người đều có; ? Tướng quốc thật sự quan hệ tốt với thái tử nước Sở ư? (Sử kí: Xuân Thân Quân liệt truyện); Nếu thật như thế, thì dân sẽ theo về, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng).【】 thành nhiên [chéngrán] Quả nhiên, thật: Quả nhiên không sai, thật không sai; Phong tục tập quán nơi đó thật giống như anh đã nói trong thư.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Thật lòng. Không dối trá. Đoạn trường tân thanh : » Cúi dâng một lễ xa đem tấc thành «.
Từ ghép
chí thành • chuyên thành • đan thành • khiết thành • nhiệt thành • thành khẩn • thành kính • thành tâm • thành thật • thành thực • thành tín • tinh thành • trung thành



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典