Kanji Version 13
logo

  

  

認 nhận  →Tra cách viết của 認 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 14 nét - Bộ thủ: 言 (7 nét) - Cách đọc: ニン、みと-める
Ý nghĩa:
công nhận, recognize

nhận [Chinese font]   →Tra cách viết của 認 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 14 nét - Bộ thủ: 言
Ý nghĩa:
nhận
phồn thể

Từ điển phổ thông
1. nhận ra, nhận biết
2. chấp thuận, nhận, bằng lòng
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Biện rõ, phân biệt, biết. ◎Như: “nhận minh” biết rõ, “nhận lộ” biết đường. ◇Thủy hử truyện : “Na quan nhân hướng tiền lai khán thì, nhận đắc thị Lâm Xung” , (Đệ thập nhất hồi) Vị quan nhân đó bước ra nhìn, nhận ra là Lâm Xung.
2. (Động) Bằng lòng, đồng ý, chịu thuận. ◎Như: “thừa nhận” thuận cho là được, “công nhận” tất cả đều đồng ý. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Tháo tuy tâm tri trúng kế, khước bất khẳng nhận thác” , (Đệ tứ thập ngũ hồi) (Tào) Tháo trong bụng biết mình đã mắc mưu, nhưng vẫn không chịu nhận lỗi.
3. (Động) Lấy làm. ◇Lưu Khắc Trang : “Mộng hồi tàn nguyệt tại, Thác nhận thị thiên minh” , (Đáp phụ huynh Lâm Công Ngộ ) Tỉnh mộng trăng tàn còn ở đó, Lầm tưởng là trời đã sáng.
4. (Động) Không cùng huyết thống mà kết thành thân thuộc. ◎Như: “nhận can đa” nhận cha nuôi, “nhận tặc tác phụ” kết giặc làm cha.
Từ điển Thiều Chửu
① Biện rõ, nhận biết. Như nhận minh nhận rõ ràng.
② Ừ cho, bằng lòng cho. Như thừa nhận vâng cho là được, công nhận mọi người đều cho là được.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Biết, nhận rõ: 西 Đồ của ai thì người đó đến nhận; Biết chữ; Nhận không ra; Nhận họ hàng; Nhận mặt;
② Bằng lòng, công nhận, đồng ý: Cho là được, bằng lòng; Nhận sai lầm; Công nhận; Không công nhận, phủ nhận; Cho là, cho rằng, nhận rằng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Biết rõ, phân biệt được cái này với cái khác — Tiếp đón vào — Bằng lòng.
Từ ghép
chấp nhận • chuẩn nhận • công nhận • kí nhận • mạo nhận • ngộ nhận • nhận chân • nhận chứng • nhận diện • nhận khả • nhận lĩnh • nhận thực • nhận thức • nhận tội • phủ nhận • thú nhận • thừa nhận • thừa nhận • vô thừa nhận • xác nhận



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典