Kanji Version 13
logo

  

  

manh [Chinese font]   →Tra cách viết của 萌 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 11 nét - Bộ thủ: 艸
Ý nghĩa:
manh
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. mầm cỏ
2. bừa cỏ
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Mầm cây cỏ. ◇Hàn Dũ : “Thu qua vị lạc đế, Đống dụ cường trừu manh” , (Thạch đỉnh liên cú ) Dưa thu chưa rụng cuống, Khoai đông đã nhú mầm mạnh mẽ.
2. (Danh) Điềm, dấu hiệu, mầm mống của sự vật sắp phát sinh. ◇Hoài Nam Tử : “Thánh nhân kiến vi dĩ tri manh, kiến đoan dĩ tri mạt” , (Thuyết lâm ) Thánh nhân nhìn cái nhỏ mà biết mầm mống sự vật phát sinh, nhìn đầu mối mà biết lúc cuối.
3. (Danh) Người dân, nhân dân. § Thông “manh” . ◎Như: “manh lê” dân chúng. ◇Pháp Hoa Kinh : “Tam thiên thế giới trung, Nhất thế chư quần manh” , (Pháp sư công đức ) Trong ba nghìn thế giới, Tất cả các chúng sinh.
4. (Danh) Họ “Manh”.
5. (Động) Nẩy mầm. ◎Như: “manh nha” nẩy mầm. ◇Vương Dật : “Bách thảo manh hề hoa vinh” (Thương thì ) Trăm cây cỏ nẩy mầm hề hoa tươi tốt.
6. (Động) Sinh ra, xảy ra. ◎Như: “nhị họa vị manh” ngăn họa từ lúc chưa xảy ra. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Nhược manh dị tâm, tất hoạch ác báo” , (Đệ lục thập tam hồi) Nếu (sau này) sinh lòng khác (thay lòng đổi dạ), ắt bị ác báo.
7. (Động) Bừa cỏ.
Từ điển Thiều Chửu
① Mầm cỏ, cây cỏ mới mọc đều gọi là manh nẩy mầm.
② Nói sự gì mới có điềm ra cũng gọi là manh. Như nhị hoạ vị manh ngăn hoạ từ lúc chưa xảy ra.
③ Bừa cỏ.
④ Cùng nghĩa với chữ manh .
Từ điển Trần Văn Chánh
① Mầm (cỏ), nảy mầm, nảy nở, mầm mống;
② Mới xảy ra: Ngăn hoạ khi chưa xảy ra;
③ (văn) Bừa cỏ;
④ Như (bộ ).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Cái mầm cây — Chỉ sự bắt đầu.
Từ ghép
manh động • manh nha • manh tâm



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典