Kanji Version 13
logo

  

  

自 tự  →Tra cách viết của 自 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 6 nét - Bộ thủ: 自 (6 nét) - Cách đọc: ジ、シ、みずか-ら
Ý nghĩa:
tự thân, oneself

tự [Chinese font]   →Tra cách viết của 自 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 6 nét - Bộ thủ: 自
Ý nghĩa:
tự
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. tự mình, riêng tư
2. tự nhiên, tất nhiên
3. từ, do (liên từ)
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Chỗ khởi đầu. ◎Như: “kì lai hữu tự” sự vật hình thành hoặc sinh ra đều có nguồn gốc.
2. (Danh) Họ “Tự”.
3. (Đại) Mình, của mình. ◎Như: “tự cấp tự túc” tạo cho mình những cái cần dùng, lo đủ lấy mình, “tự dĩ vi thị” cho mình là đúng, “các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngõa thượng sương” , mỗi người quét tuyết trước cửa nhà mình, đừng lo chuyện sương trên mái ngói nhà người khác.
4. (Phó) Chủ động, chính mình, đích thân. ◎Như: “tự giác” chính mình biết lấy, “tự nguyện” chính mình mong muốn.
5. (Phó) Vốn là, sẵn có. ◇Tư Mã Thiên : “Nhiên bộc quan kì vi nhân, tự thủ kì sĩ” , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Nhưng tôi xét người ấy, thấy vốn là một kẻ sĩ khác thường.
6. (Phó) Không miễn cưỡng, đương nhiên. ◎Như: “bất chiến tự nhiên thành” không đánh mà thành công. ◇Đạo Đức Kinh : “Ngã vô vi nhi dân tự hóa” (Chương 57) Ta vô vi mà dân tự nhiên cải hóa.
7. (Phó) Cứ, vẫn. ◇Vương Bột : “Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu” ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
8. (Giới) Từ, do. ◎Như: “tự cổ dĩ lai” từ xưa tới nay, “tự viễn nhi cận” từ xa đến gần. ◇Luận Ngữ : “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?” , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
9. (Liên) Nếu, nếu như, như quả. ◇Tả truyện : “Tự phi thánh nhân, ngoại ninh tất hữu nội ưu” , (Thành Công thập lục niên ) Nếu không phải là bậc thánh, yên ổn bên ngoài ắt có mối lo bên trong.
10. (Liên) Mặc dù, tuy. ◇Sử Kí : “Phù tự thượng thánh hoàng đế tác vi lễ nhạc pháp độ, thân dĩ tiên chi, cận dĩ tiểu trị” , , (Tần bổn kỉ ) Dù bậc thượng thánh là Hoàng Đế đặt ra phép tắc cho lễ nhạc, lấy mình làm gương mẫu, cũng chỉ yên trị chẳng bao lâu.
Từ điển Thiều Chửu
① Bởi, từ. Như sinh hữu tự lai sinh có từ đâu mà sinh ra.
② Mình, chính mình. Như tự tu tự sửa lấy mình.
③ Tự nhiên, không phải miễn cưỡng.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Tự, tự mình, mình: Không tự lường sức mình; Người ta ắt tự khinh mình thì người khác mới khinh mình được (Mạnh tử);
② Từ: Từ xưa đến nay; Từ Hà Nội đến Bắc Kinh; Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】tự tòng [zìcóng] Từ..., từ khi: Từ mùa thu năm ngoái đến nay; Từ khi tôi đến đây, sức khỏe tốt lắm;
③ Tự nhiên. 【】 tự nhiên [zìrán] a. Thiên nhiên, (giới) tự nhiên: Giới thiên nhiên, thiên nhiên, tự nhiên; Chinh phục thiên nhiên; Điều kiện thiên nhiên; b. Tự khắc, tự nhiên: Đừng hỏi vội, đến lúc thì anh tự khắc rõ; Để mặc (cho) tự nhiên; c. Tất nhiên, đương nhiên, khắc (ắt) sẽ: Miễn là chịu khó học tập, ắt sẽ tiến bộ; 【】tự nhiên [zìran] Không miễn cưỡng, tự nhiên: Thái độ rất tự nhiên.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ đó. Từ. Td: Tự cổ chí kim — Chính mình.
Từ ghép
ám tự • bất chiến tự nhiên thành • cố ảnh tự liên • lai tự • lai tự • siêu tự nhiên • tác pháp tự tễ • tự ái • tự ải • tự cao • tự cấp • tự cấp • tự chế • tự chủ • tự chuyên • tự cường • tự dĩ vi thị • tự do • tự do mậu dịch 貿 • tự dụng • tự đại • tự động • tự động • tự động xa • tự đương • tự giác • tự giác • tự hành • tự hành xa • tự hào • tự khí • tự khiêm • tự kỉ • tự kỷ • tự lai thuỷ • tự lai thuỷ • tự lập • tự lợi • tự lực • tự lực cánh sinh • tự lượng • tự mãn • tự mãn 滿 • tự nguyện • tự nguyện • tự nhiên • tự như • tự nhược • tự phách • tự phát • tự phát • tự phụ • tự phụ • tự quyết • tự sát • tự sát • tự tại • tự tận • tự thị • tự thú • tự tiện 便 • tự tín • tự trầm • tự trị • tự trọng • tự truyện • tự truyện • tự túc • tự tử • tự tư • tự tư tự lợi • tự ty • tự uỷ • tự vẫn • tự vệ • tự vệ • tự xưng • tự xưng • tự ý



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典