罅 há [Chinese font] 罅 →Tra cách viết của 罅 trên Jisho↗
Từ điển hán tự
Số nét: 17 nét - Bộ thủ: 缶
Ý nghĩa:
há
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
chỗ nứt, vết nứt
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Nứt, hở. ◇Từ Hoằng Tổ 徐弘祖: “Kì san thậm bạc, thượng khung như hợp chưởng, trung há” 其山甚薄, 上穹如合掌, 中罅 (Từ hà khách du kí 徐霞客遊記) Núi đó rất mỏng, vòm trên như lòng bàn tay nắm, ở giữa nứt ra.
2. (Danh) Chỗ nứt, khe hở. ◇Diêu Hợp 姚合: “Thuyền nhập băng há hành” 船入冰罅行 (Kí dương mậu khanh giáo thư 寄楊茂卿校書) Thuyền vào chỗ nứt của băng đá mà đi.
3. (Danh) Sự sơ hở, thiếu sót. ◇Diệp Tiếp 葉燮: “Bất sử hữu hào phát chi há” 不使有毫髮之罅 (Nguyên thi 原詩, Nội thiên hạ 內篇下) Không để cho có một mảy may sơ hở.
Từ điển Thiều Chửu
① Chỗ nứt, đồ sành có chỗ nứt nẻ gọi là há.
② Sự gì có chỗ hở để xen vào được cũng gọi là há.
Từ điển Trần Văn Chánh
(văn) Khe hở, chỗ nứt, vết rạn nứt: 雲罅 Khe hở giữa đám mây; 石罅 Vết nứt trên tảng đá.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Nứt ra. Đồ nặn bằng đất đem nung, bị nứt ra — Cái khe hở, chỗ sơ hở của sự việc. Cũng đọc Hách.
Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典