Kanji Version 13
logo

  

  

編 biên  →Tra cách viết của 編 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 15 nét - Bộ thủ: 糸 (6 nét) - Cách đọc: ヘン、あ-む
Ý nghĩa:
đan thêu, biên tập, lập đội, compile

biên [Chinese font]   →Tra cách viết của 編 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 15 nét - Bộ thủ: 糸
Ý nghĩa:
biên
phồn thể

Từ điển phổ thông
1. đan, bện, tết
2. sắp xếp, tổ chức
3. biên soạn, biên tập
4. đặt ra, bịa ra
5. sách, quyển, tập
6. phần (của một bộ sách)
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Lề sách (ngày xưa, dùng dây xâu các thẻ tre). ◇Sử Kí : “(Khổng Tử) độc Dịch, vi biên tam tuyệt” (), (Khổng Tử thế gia ) (Khổng Tử) đọc kinh Dịch làm cho lề sách đứt ba lần.
2. (Danh) Phiếm chỉ sách vở (ngày xưa, thư tịch làm bằng thẻ tre thẻ gỗ). ◇Nguyễn Du : “Hàm Đan thắng tích kiến di biên” (Hàm Đan tức sự ) Thắng cảnh Hàm Đan thấy ghi trong sách cũ.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho sách vở: quyển, tập. ◎Như: “tiền biên” tập thượng, “hậu biên” tập hạ, “tục biên” quyển tiếp theo.
4. (Danh) Họ “Biên”.
5. (Động) Sắp, xếp, sắp theo thứ tự. ◎Như: “biên liệt” xếp bày.
6. (Động) Soạn, thu thập góp nhặt để viết thành sách. ◎Như: “biên thư” soạn sách, “biên tự điển” biên soạn tự điển.
7. (Động) Sáng tác. ◎Như: “biên ca” viết bài hát, “biên khúc” viết nhạc, “biên kịch bổn” viết kịch.
8. (Động) Đặt chuyện, thêu dệt, bịa đặt. ◇Hồng Lâu Mộng : “Ngã bả nhĩ lạn liễu chủy đích, ngã tựu tri đạo nhĩ thị biên ngã ni” ! (Đệ thập cửu hồi) Cái anh toét miệng này! Tôi biết ngay rằng anh đặt điều cho tôi mà.
9. (Động) Đan, ken, tết, bện. ◎Như: “biên trúc” đan tre, “biên bồ” ken cỏ bồ, “biên phát” bện tóc.
Từ điển Thiều Chửu
① Cái lề sách, như Khổng Tử độc Dịch, vi biên tam tuyệt (Hán thư ) đức Khổng Tử đọc Kinh Dịch ba lần đứt lề sách. Bây giờ cũng gọi sách vở là biên.
② Cứ thuận thứ tự đều gọi là biên, như biên liệt xếp bày.
③ Ðan, ken. Như biên trúc ken tre, biên bồ ken cỏ bồ.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Đan, ken, tết: Đan tre, ken tre; Đan bồ, đan giỏ, đan sọt;
② Sắp, xếp: Xếp thành hàng, xếp thành đội ngũ; … Đưa... vào biên chế;
③ Soạn, viết: Soạn sách, viết sách; Soạn kịch, viết kịch; Lời toà soạn, LTS;
④ Cuốn, quyển, tập: Tập thượng; Tập hạ; Quyển viết tiếp, tập tiếp theo; Mỗi người một cuốn;
⑤ Bịa, bịa chuyện, bịa đặt, đặt điều, thêu dệt: Bịa đặt những chuyện vu vơ, đặt diều nói láo;
⑥ (văn) Lề sách: Khổng Tử đọc Kinh Dịch, ba lần đứt lề da (Luận ngữ).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Viết, chép — Sách vở — Theo thứ tự mà bày ra, kể ra, viết ra — Đan, bện lại.
Từ ghép
biên bản • biên bối • biên chế • biên hiệu • biên lai • biên manh • biên niên • biên phát • biên soạn • biên tả • biên tập • biên tập viên • biên thẩm • biên thuật • biên thức • biên tu • bối biên • cải biên • chủ biên • đại nam dư địa chí ước biên 輿 • đại việt sử kí bản kỉ tục biên • đại việt sử kí tiền biên • đại việt sử kí tục biên • giản biên • long biên • nam sử tập biên • tàn biên • tịch biên • tục biên • vị biên • việt sử tục biên



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典