矧 thẩn [Chinese font] 矧 →Tra cách viết của 矧 trên Jisho↗
Từ điển hán tự
Số nét: 9 nét - Bộ thủ: 矢
Ý nghĩa:
thẩn
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
1. ví bằng, huống chi
2. chân răng
3. cũng
Từ điển trích dẫn
1. (Liên) Ví bằng, huống chi. ◇Tô Mạn Thù 蘇曼殊: “Thẩn ngô nhi chung thân đại sự, lão mẫu an đắc bất thâm tư tường sát da?” 矧吾兒終身大事, 老母安得不深思詳察耶? (Đoạn hồng linh nhạn kí 斷鴻零雁記, Chương 13) Huống chi đây là việc lớn suốt đời của con, mẹ già há đâu chẳng suy nghĩ kỹ càng?
2. (Phó) Cũng. § Dùng như “diệc” 亦. ◇Thư Kinh 書經: “Nguyên ác đại đỗi thẩn duy bất hiếu bất hữu” 元惡大憝, 矧惟不孝不友 (Khang cáo 康誥) Tội đầu ác lớn, cũng chỉ là bất hiếu bất hữu.
3. (Danh) Chân răng. § Thông “ngân” 齗.
Từ điển Thiều Chửu
① Ví bằng, huống chi, dùng làm trợ từ.
② Chân răng.
③ Cũng.
Từ điển Trần Văn Chánh
(văn) ① Huống chi, huống hồ, nữa là...: 三爵不識,矧敢多又? Uống ba chén đã say (không còn biết gì), huống hồ lại uống thêm nữa (Thi Kinh);
② Cũng (dùng như 亦, bộ 亠): 元惡大憝,矧惟不孝不友 Tội đầu ác lớn, cũng chỉ là bất hiếu bất hữu (Thượng thư: Khang cáo);
③ Nướu răng, lợi răng: 笑不至矧 Cười không đến lợi răng (Lễ kí: Khúc lễ thượng).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Chân răng — Huống hồ.
Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典