Kanji Version 13
logo

  

  

敏 mẫn  →Tra cách viết của 敏 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 10 nét - Bộ thủ: 攵 (4 nét) - Cách đọc: ビン
Ý nghĩa:
tinh nhạy, mẫn cảm, cleverness

mẫn [Chinese font]   →Tra cách viết của 敏 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 11 nét - Bộ thủ: 攴
Ý nghĩa:
mẫn
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. nhanh nhẹn, sáng suốt
2. ngón chân cái
Từ điển trích dẫn
1. (Tính) Nhanh nhẹn, mau mắn. ◎Như: “mẫn tiệp” nhanh nhẹn. ◇Luận Ngữ : “Quân tử dục nột ư ngôn, nhi mẫn ư hành” , (Lí nhân ) Người quân tử chậm chạp (thận trọng) về lời nói, mà nhanh nhẹn về việc làm.
2. (Tính) Thông minh, thông tuệ. ◎Như: “mẫn đạt” thông minh sáng suốt, “bất mẫn” chẳng sáng suốt, ngu dốt (lời nói tự nhún mình). ◇Hàn Dũ : “Tử Hậu thiếu tinh mẫn, vô bất thông đạt” , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Tử Hậu (Liễu Tông Nguyên) hồi nhỏ minh mẫn, (học) không điều gì mà chẳng thông hiểu.
3. (Phó) Cần cù, gắng gỏi. ◇Luận Ngữ : “Ngã phi sanh nhi tri chi giả, hiếu cổ mẫn dĩ cầu chi giả dã” , (Thuật nhi ) Ta chẳng phải sinh ra đã biết đạo lí, (ta) thích (văn hóa) cổ mà siêng năng tìm học vậy.
4. (Danh) Ngón chân cái. § Thông “mẫn” .
Từ điển Thiều Chửu
① Nhanh nhẹn.
② Sáng suốt, như bất mẫn chẳng sáng suốt, lời nói tự nhún mình là kẻ ngu dốt.
③ Gắng gỏi.
④ Tên ngón chân cái.
Từ điển Trần Văn Chánh
Bén nhạy, nhạy cảm, nhanh nhẹn, nhanh trí, thông minh: Thông minh và hiếu học thì không thẹn hỏi kẻ dưới mình (Luận ngữ).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Mau lẹ — Gắng sức.
Từ ghép
cần mẫn • mẫn cảm • mẫn duệ • mẫn huệ • mẫn ngộ • mẫn nhuệ • mẫn nhuệ • mẫn nhuệ • mẫn tiệp • mẫn trí • minh mẫn • nhuệ mẫn



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典