慮 lự →Tra cách viết của 慮 trên Jisho↗
Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 15 nét - Bộ thủ: 心 (4 nét) - Cách đọc: リョ
Ý nghĩa:
nghĩ sâu, tư lự, prudence
慮 lư, lự [Chinese font] 慮 →Tra cách viết của 慮 trên Jisho↗
Từ điển hán tự
Số nét: 15 nét - Bộ thủ: 心
Ý nghĩa:
lư
phồn thể
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Nỗi lo, mối ưu tư. ◇Luận Ngữ 論語: “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” 人無遠慮, 必有近憂 (Vệ Linh Công 衛靈公) Người không có nỗi lo xa, ắt có mối ưu tư gần.
2. (Danh) Tâm tư, ý niệm. ◇Khuất Nguyên 屈原: “Tâm phiền lự loạn, bất tri sở tòng” 心煩慮亂, 不知所從 (Sở từ 楚辭, Bốc cư 卜居) Lòng phiền ý loạn, không biết xử sự thế nào.
3. (Danh) Họ “Lự”.
4. (Động) Nghĩ toan, mưu toan. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Nguyện túc hạ cánh lự chi” 願足下更慮之 (Yên sách tam 燕策三) Mong túc hạ suy nghĩ kĩ thêm cho.
5. (Động) Lo lắng, ưu sầu. ◎Như: “ưu lự” 憂慮 lo nghĩ.
6. (Động) Thẩm sát, xem xét. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Lệnh phương lự tù, hốt nhất nhân trực thượng công đường, nộ mục thị lệnh nhi đại mạ” 令方慮囚, 忽一人直上公堂, 怒目視令而大罵 (Oan ngục 冤獄) Quan lệnh đang tra xét tù phạm, chợt có một người lên thẳng công đường, trợn mắt nhìn quan lệnh và lớn tiếng mắng.
7. Một âm là “lư”. (Danh) “Chư lư” 諸慮 tên một thứ cây.
8. (Danh) “Vô Lư” 無慮 tên đất.
Từ điển Thiều Chửu
① Nghĩ toan. Nghĩ định toan làm một sự gì gọi là lự.
② Lo, như nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu 人無遠慮必有近憂 người không lo xa, ắt có sự lo đến ngay.
③ Vô lự 無慮 gồm gộp cả, lời tính gộp, kể qua cái số đại lược.
④ Một âm là lư. Chư lư 諸慮 tên một thứ cây, vô lư 無慮 tên đất.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Suy nghĩ. Lặng lẽ suy tư — Tên một loại cây — Long Lự 隆慮: Địa danh.
Từ ghép
lưỡng lự 兩慮
lục
phồn thể
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Dùng như chữ Lục 錄 ( ghi chép ) — Các âm khác là Lư, Lự. Xem các âm này.
lự
phồn thể
Từ điển phổ thông
lo âu
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Nỗi lo, mối ưu tư. ◇Luận Ngữ 論語: “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” 人無遠慮, 必有近憂 (Vệ Linh Công 衛靈公) Người không có nỗi lo xa, ắt có mối ưu tư gần.
2. (Danh) Tâm tư, ý niệm. ◇Khuất Nguyên 屈原: “Tâm phiền lự loạn, bất tri sở tòng” 心煩慮亂, 不知所從 (Sở từ 楚辭, Bốc cư 卜居) Lòng phiền ý loạn, không biết xử sự thế nào.
3. (Danh) Họ “Lự”.
4. (Động) Nghĩ toan, mưu toan. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Nguyện túc hạ cánh lự chi” 願足下更慮之 (Yên sách tam 燕策三) Mong túc hạ suy nghĩ kĩ thêm cho.
5. (Động) Lo lắng, ưu sầu. ◎Như: “ưu lự” 憂慮 lo nghĩ.
6. (Động) Thẩm sát, xem xét. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Lệnh phương lự tù, hốt nhất nhân trực thượng công đường, nộ mục thị lệnh nhi đại mạ” 令方慮囚, 忽一人直上公堂, 怒目視令而大罵 (Oan ngục 冤獄) Quan lệnh đang tra xét tù phạm, chợt có một người lên thẳng công đường, trợn mắt nhìn quan lệnh và lớn tiếng mắng.
7. Một âm là “lư”. (Danh) “Chư lư” 諸慮 tên một thứ cây.
8. (Danh) “Vô Lư” 無慮 tên đất.
Từ điển Thiều Chửu
① Nghĩ toan. Nghĩ định toan làm một sự gì gọi là lự.
② Lo, như nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu 人無遠慮必有近憂 người không lo xa, ắt có sự lo đến ngay.
③ Vô lự 無慮 gồm gộp cả, lời tính gộp, kể qua cái số đại lược.
④ Một âm là lư. Chư lư 諸慮 tên một thứ cây, vô lư 無慮 tên đất.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Suy nghĩ, suy xét, cân nhắc: 深謀遠慮 Tính kĩ lo xa, suy sâu nghĩ rộng;
② Lo, lo âu, lo nghĩ: 憂慮 Âu sầu; 疑慮 Lo ngại; 不足爲慮 Không đáng phải lo; 遠慮 Lo xa.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Suy tính nghĩ ngợi. Td: Tự lự ( lo nghĩ ).
Từ ghép
khảo lự 考慮 • lưỡng lự 兩慮 • nghi lự 疑慮 • quá lự 過慮 • súc lự 蓄慮 • trầm lự 沈慮 • trí lự 智慮 • tư lự 思慮 • uyên lự 淵慮 • ưu lự 憂慮 • ưu lự 懮慮 • viễn lự 遠慮
Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典