感 cảm →Tra cách viết của 感 trên Jisho↗
Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 13 nét - Bộ thủ: 心 (4 nét) - Cách đọc: カン
Ý nghĩa:
cảm giác, feeling
感 cảm [Chinese font] 感 →Tra cách viết của 感 trên Jisho↗
Từ điển hán tự
Số nét: 13 nét - Bộ thủ: 心
Ý nghĩa:
cảm
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
1. cảm thấy
2. cảm động
3. tình cảm
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Làm cho xúc động, động lòng. ◎Như: “cảm động” 感動 xúc động. ◇Dịch Kinh 易經: “Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình” 聖人感人心而天下和平 (Hàm quái 咸卦) Thánh nhân làm xúc động lòng người mà thiên hạ thái bình.
2. (Động) Mắc phải, bị phải (do tiếp xúc mà gây ra). ◎Như: “cảm nhiễm” 感染 bị lây, truyền nhiễm. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Thái phu nhân tịnh vô biệt chứng, bất quá ngẫu cảm nhất điểm phong hàn” 太夫人並無別症, 不過偶感一點風寒 (Đệ tứ thập nhị hồi) Cụ không có bệnh gì khác, chẳng qua chỉ cảm phong hàn một chút.
3. (Động) Nhận thấy, thấy trong người. ◎Như: “thâm cảm bất an” 深感不安 cảm thấy thật là không yên lòng, “thân thể ngẫu cảm bất thích” 身體偶感不適 bỗng cảm thấy khó chịu trong người.
4. (Động) Ảnh hưởng lẫn nhau, ứng với. ◇Dịch Kinh 易經: “Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sanh” 天地感而萬物化生 (Hàm quái 咸卦) Trời đất ảnh hưởng qua lại mà muôn vật sinh sôi biến hóa.
5. (Động) Thương xót than thở. ◇Đào Uyên Minh 陶淵明: “Thiện vạn vật chi đắc thì, cảm ngô sanh chi hành hưu” 善萬物之得時, 感吾生之行休 (Quy khứ lai từ 歸去來辭) Khen cho muôn vật đắc thời, cảm khái cho việc xuất xử của đời ta. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm” 感時花濺淚, 恨別鳥驚心 (Xuân vọng 春望) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
6. (Động) Mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác. ◎Như: “cảm ân” 感恩, “cảm kích” 感激.
7. (Danh) Tình tự phản ứng phát sinh do kích thích bên ngoài. ◎Như: “khoái cảm” 快感 cảm giác thích sướng, “hảo cảm” 好感 cảm giác tốt.
8. (Danh) Tinh thần, quan điểm, óc. ◎Như: “u mặc cảm” 幽默感 óc khôi hài, “trách nhậm cảm” 責任感 tinh thần trách nhiệm, “tự ti cảm” 自卑感 tự ti mặc cảm.
9. Một âm là “hám”. § Thông “hám” 憾.
10. § Thông “hám” 撼.
Từ điển Thiều Chửu
① Cảm hoá, lấy lời nói sự làm của mình làm cảm động được người gọi là cảm hoá 感化 hay cảm cách 感格.
② Cảm kích, cảm động đến tính tình ở trong gọi là cảm. Như cảm khái 感慨, cảm kích 感激, v.v.
③ Cảm xúc, xông pha nắng gió mà ốm gọi là cảm mạo 感冒.
④ Cùng nghĩa với chữ 憾.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Cảm giác, cảm thấy: 身體偶感不適 Bỗng cảm thấy khó chịu trong người; 他感到自己錯了 Anh ấy thấy mình đã sai;
② Cảm động, cảm kích, cảm xúc, cảm nghĩ: 深有所感 Có nhiều cảm nghĩ; 十分感人 Rất cảm động;
③ Cảm ơn, cảm tạ: 請早日寄下為感 Mong gửi cho sớm thì rất cảm ơn;
④ Cảm hoá, làm cảm động, gây cảm xúc;
⑤ Tinh thần: 責任感 Tinh thần trách nhiệm; 民族自豪感 Tinh thần tự hào dân tộc.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Mối rung động trong lòng khi đứng trước ngoại vật — Làm cho lòng người rung động — Nhiễm vào người.
Từ ghép
ác cảm 惡感 • ai cảm 哀感 • ai cảm ngoan diễm 哀感頑豔 • an cảm 安感 • bách cảm 百感 • bách cảm giao tập 百感交集 • bi cảm 悲感 • cảm ân 感恩 • cảm bội 感佩 • cảm cựu 感舊 • cảm đáo 感到 • cảm động 感动 • cảm động 感動 • cảm giác 感覺 • cảm giác 感觉 • cảm hàn 感寒 • cảm hoá 感化 • cảm hoài 感懷 • cảm hứng 感興 • cảm khái 感慨 • cảm kích 感激 • cảm mạo 感冒 • cảm mộ 感慕 • cảm ngộ 感悟 • cảm nhiễm 感染 • cảm phong 感風 • cảm phục 感服 • cảm quan 感官 • cảm tạ 感謝 • cảm tạ 感谢 • cảm thán 感叹 • cảm thán 感嘆 • cảm thán 感歎 • cảm thông 感通 • cảm thụ 感受 • cảm thương 感傷 • cảm tính 感性 • cảm tình 感情 • cảm tưởng 感想 • cảm ứng 感應 • cảm xúc 感觸 • đa cảm 多感 • giao cảm 交感 • hảo cảm 好感 • hoài cảm 懷感 • khoái cảm 快感 • mẫn cảm 敏感 • mĩ cảm 美感 • ngoại cảm 外感 • phản cảm 反感 • quan cảm 觀感 • sầu cảm 愁感 • sở cảm 所感 • thương cảm 傷感 • tình cảm 情感 • vô cảm 無感 • xúc cảm 觸感
hám
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Làm cho xúc động, động lòng. ◎Như: “cảm động” 感動 xúc động. ◇Dịch Kinh 易經: “Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình” 聖人感人心而天下和平 (Hàm quái 咸卦) Thánh nhân làm xúc động lòng người mà thiên hạ thái bình.
2. (Động) Mắc phải, bị phải (do tiếp xúc mà gây ra). ◎Như: “cảm nhiễm” 感染 bị lây, truyền nhiễm. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Thái phu nhân tịnh vô biệt chứng, bất quá ngẫu cảm nhất điểm phong hàn” 太夫人並無別症, 不過偶感一點風寒 (Đệ tứ thập nhị hồi) Cụ không có bệnh gì khác, chẳng qua chỉ cảm phong hàn một chút.
3. (Động) Nhận thấy, thấy trong người. ◎Như: “thâm cảm bất an” 深感不安 cảm thấy thật là không yên lòng, “thân thể ngẫu cảm bất thích” 身體偶感不適 bỗng cảm thấy khó chịu trong người.
4. (Động) Ảnh hưởng lẫn nhau, ứng với. ◇Dịch Kinh 易經: “Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sanh” 天地感而萬物化生 (Hàm quái 咸卦) Trời đất ảnh hưởng qua lại mà muôn vật sinh sôi biến hóa.
5. (Động) Thương xót than thở. ◇Đào Uyên Minh 陶淵明: “Thiện vạn vật chi đắc thì, cảm ngô sanh chi hành hưu” 善萬物之得時, 感吾生之行休 (Quy khứ lai từ 歸去來辭) Khen cho muôn vật đắc thời, cảm khái cho việc xuất xử của đời ta. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm” 感時花濺淚, 恨別鳥驚心 (Xuân vọng 春望) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
6. (Động) Mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác. ◎Như: “cảm ân” 感恩, “cảm kích” 感激.
7. (Danh) Tình tự phản ứng phát sinh do kích thích bên ngoài. ◎Như: “khoái cảm” 快感 cảm giác thích sướng, “hảo cảm” 好感 cảm giác tốt.
8. (Danh) Tinh thần, quan điểm, óc. ◎Như: “u mặc cảm” 幽默感 óc khôi hài, “trách nhậm cảm” 責任感 tinh thần trách nhiệm, “tự ti cảm” 自卑感 tự ti mặc cảm.
9. Một âm là “hám”. § Thông “hám” 憾.
10. § Thông “hám” 撼.
Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典