Kanji Version 13
logo

  

  

心 tâm  →Tra cách viết của 心 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 4 nét - Bộ thủ: 心 (4 nét) - Cách đọc: シン、こころ
Ý nghĩa:
tâm, lòng, heart

tâm [Chinese font]   →Tra cách viết của 心 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 4 nét - Bộ thủ: 心
Ý nghĩa:
tâm
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. lòng
2. tim
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Trái tim.
2. (Danh) Tư tưởng, ý niệm, cảm tình, lòng dạ. ◎Như: “thương tâm” lòng thương xót, “tâm trung bất an” trong lòng không yên, “tâm tình phiền muộn” lòng buồn rầu.
3. (Danh) Phật học cho muôn sự muôn lẽ đều do tâm người tạo ra, gọi là phái “duy tâm” . Nhà Phật chia ra làm nhiều thứ. Nhưng rút lại có hai thứ tâm trọng yếu nhất: (1) “vọng tâm” cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy, (2) “chân tâm” cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng linh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ mới biết, cũng như tấm gương trong suốt, vật gì qua nó là soi tỏ ngay, khác hẳn với cái tâm phải suy nghĩ mới biết, phải học hỏi mới hay. Nếu người ta biết rõ cái chân tâm (“minh tâm” ) mình như thế mà xếp bỏ sạch hết cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy đi thì tức thì thành đạo ngay.
4. (Danh) Suy tư, mưu tính. ◎Như: “vô tâm” vô tư lự.
5. (Danh) Tính tình. ◎Như: “tâm tính” tính tình.
6. (Danh) Nhụy hoa hoặc đầu mầm non. ◎Như: “hoa tâm” tim hoa, nhụy hoa.
7. (Danh) Điểm giữa, phần giữa. ◎Như: “viên tâm” điểm giữa vòng tròn, “trọng tâm” điểm cốt nặng của vật thể (vật lí học), “giang tâm” lòng sông, “chưởng tâm” lòng bàn tay.
8. (Danh) Sao “Tâm” , một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
9. (Danh) Cái gai.
Từ điển Thiều Chửu
① Tim, đời xưa cho tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm. Như tâm cảnh , tâm địa , v.v. Nghiên cứu về chỗ hiện tượng của ý thức người gọi là tâm lí học . Phật học cho muôn sự muôn lẽ đều do tâm người tạo ra gọi là phái duy tâm . Nhà Phật chia ra làm nhiều thứ, nhưng rút lại có hai thứ tâm trọng yếu nhất: 1) vọng tâm cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy, 2) chân tâm cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng linh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ mới biết, cũng như tấm gương trong suốt, vật gì qua nó là soi tỏ ngay, khác hẳn với cái tâm phải suy nghĩ mới biết, phải học hỏi mới hay. Nếu người ta biết rõ cái chân tâm (minh tâm ) mình như thế mà xếp bỏ sạch hết cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy đi thì tức thì thành đạo ngay.
② Giữa, phàm nói về phần giữa đều gọi là tâm. Như viên tâm giữa vòng tròn, trọng tâm cốt nặng, v.v.
③ Sao tâm , một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
④ Cái gai.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Trái tim;
② Tâm, lòng, tâm tư, tâm địa, ý nghĩ, ý muốn, tham vọng: Một lòng một dạ;
③ Tâm, trung tâm, lòng, khoảng giữa: Lòng bàn tay; Lòng sông; Tâm của vòng tròn;
④ Cái gai;
⑤ [Xin] Sao Tâm (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Trái tim — Chỉ lo lắng — Chỉ tấm lòng. Đoạn trường tân thanh: » Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tâm, Cũng viết là .
Từ ghép
ác tâm • ái tâm • an tâm • bà tâm • ba tâm • bao tàng hoạ tâm • bất kinh tâm • bi tâm • biển tâm • bình tâm • bồ đề tâm • bối tâm • bổn tâm • bồng tâm • cách diện tẩy tâm • cách tâm • cai tâm • cam tâm • cầm tâm • cầm tâm kiếm đảm • cẩm tâm tú khẩu • cẩu mã chi tâm • cầu tâm • chánh tâm • chân tâm • chí tâm • chính tâm • chú tâm • chúng tâm thành thành • chuyên tâm • chuyên tâm • công tâm • cơ tâm • cư tâm • cức tâm • cứu tâm • dã tâm • dân tâm • dị tâm • dụng tâm • duy tâm • duy tâm luận • duyệt tâm • đa tâm • đảm tâm • đảm tâm • đàm tâm • đan tâm • đào bất xuất thủ chưởng tâm • đạo tâm • đề tâm tại khẩu • điểm tâm • điểm tâm • độn tâm • động tâm • đồng tâm • đồng tâm hiệp lực • giới tâm • hạch tâm • hại tâm • hằng tâm • hồi tâm • hôi tâm • huệ tâm • huyền tâm • huyết tâm • hư tâm • hữu tâm • kê tâm • khai tâm • khẩu phật tâm xà • khẩu thị tâm phi • khi tâm • khoái tâm • khổ khẩu bà tâm • khổ tâm • khôi tâm • không tâm thái • khuynh tâm • kĩ tâm • kiên tâm • lang tâm • lãnh tâm • lao tâm • lập tâm • lễ tâm • li tâm • lương tâm • lưu tâm • lưu tâm • manh tâm • mạo hợp tâm li • minh tâm • minh tâm • mộ tâm • môn tâm • muội tâm • nại tâm • nghi tâm • ngoại tâm • nhân diện thú tâm • nhân tâm • nhẫn tâm • nhập tâm • nhất phiến bà tâm • nhất tâm • nhị tâm • nhiệt tâm • nội tâm • ố tâm • phản tâm • phân tâm • phẫn tâm • phật khẩu xà tâm • phật tâm • phật tâm tông • phẫu tâm • phí tâm • phi tâm • phóng tâm • phụ tâm • phúc tâm • phương tâm • quan tâm • quan tâm • quần tâm • quy tâm • quy tâm • quyển tâm thái • quyết tâm • sỉ tâm • sính tâm • song tâm • sơ tâm • sơ tâm • suy tâm • sử tâm nhãn nhi 使 • tà tâm • tại tâm • tàm tâm • táng tâm • tao tâm • tâm ái • tâm ái • tâm âm • tâm ba • tâm bất tại • tâm bệnh • tâm bình • tâm can • tâm cảnh • tâm cao • tâm chí • tâm cơ • tâm đảm • tâm đắc • tâm đăng • tâm đầu • tâm địa • tâm động • tâm giải • tâm giao • tâm giới • tâm hàn • tâm hoả • tâm hoa nộ phóng • tâm hồn • tâm hung • tâm huyết • tâm hư • tâm hứa • tâm hương • tâm kế • tâm khảm • tâm khôi • tâm khúc • tâm kính • tâm kinh đảm chiến • tâm lí • tâm lí • tâm linh • tâm lĩnh • tâm lực • tâm lý • tâm mãn 滿 • tâm minh • tâm mục • tâm não • tâm nhĩ • tâm pháp • tâm phòng • tâm phục • tâm phúc • tâm quân • tâm sự • tâm tài • tâm tang • tâm tạng • tâm tật • tâm thần • tâm thất • tâm thống • tâm thụ • tâm thủ • tâm thụ • tâm thuật • tâm thuỷ • tâm tiêu • tâm tính • tâm tình • tâm toán • tâm toan • tâm trí • tâm tri • tâm triều • tâm truyền • tâm trường • tâm tuý • tâm tư • tâm tử • tâm tự • tâm ý • tận tâm • tất tâm • tẩy tâm • tề tâm • thanh tâm • thành tâm • thao tâm • thâm tâm • thiện tâm • thiếp tâm • thốn tâm • thống tâm • thương tâm • thương tâm • thưởng tâm • tiềm tâm • tiểu tâm • tín tâm • tố tâm • tố tâm nhân • tồn tâm • trai tâm • trị tâm • tri tâm • trọng tâm • trung tâm • trừng tâm • tuý tâm • tuỳ tâm • từ tâm • tử tâm • tư tâm • tử tâm tháp địa • ưu tâm • vấn tâm • vi tâm • viên tâm • vọng tâm • vô lương tâm • vô tâm • xích tâm • xuân tâm • xúc tất đàm tâm • xứng tâm



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典