Kanji Version 13
logo

  

  

師 sư  →Tra cách viết của 師 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 10 nét - Bộ thủ: 巾 (3 nét) - Cách đọc: シ
Ý nghĩa:
thầy, expert

[Chinese font]   →Tra cách viết của 師 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 10 nét - Bộ thủ: 巾
Ý nghĩa:

phồn thể

Từ điển phổ thông
1. nhiều, đông đúc
2. sư (gồm 2500 lính)
3. thầy giáo
4. sư sãi
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Đô ấp, đô thành (chỗ to rộng, đông người). ◎Như: “kinh sư” chỗ đô hội trong nước.
2. (Danh) Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một “sư”.
3. (Danh) Quân đội. ◎Như: “xuất sư” xuất quân. ◇Lí Hoa : “Toàn sư nhi hoàn” (Điếu cổ chiến trường văn ) Toàn quân trở về.
4. (Danh) Thầy, thầy giáo. ◎Như: “giáo sư” thầy dạy, “đạo sư” bậc thầy hướng dẫn theo đường chính. ◇Luận Ngữ : “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên” , (Thuật nhi ) Ba người (cùng) đi, tất có người (có thể) làm thầy ta.
5. (Danh) Gương mẫu. ◎Như: “vạn thế sư biểu” tấm gương muôn đời, “tiền sự bất vong, hậu sự chi sư” , việc trước không quên, (là) tấm gương cho việc sau (nhớ chuyện xưa để làm gương về sau).
6. (Danh) Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ. ◎Như: “pháp sư” , “thiền sư” .
7. (Danh) Chuyên gia, nhà chuyên môn (sở trường về một ngành nghề). ◎Như: “họa sư” thầy vẽ, “luật sư” trạng sư.
8. (Danh) Người trùm. ◎Như: “bốc sư” quan trùm về việc bói, “nhạc sư” quan trùm coi về âm nhạc.
9. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch, trên là “Khôn” , dưới là “Khảm” .
10. (Danh) Họ “Sư”.
11. (Động) Bắt chước, noi theo. ◎Như: “hỗ tương sư pháp” bắt chước lẫn nhau. ◇Sử Kí : “Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ” , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.
Từ điển Thiều Chửu
① Nhiều, đông đúc, như chỗ đô hội trong nước gọi là kinh sư nghĩa là chỗ to rộng và đông người.
② Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một sư.
③ Dạy người ta học về đạo đức học vấn gọi là sư. Như sư phạm giáo khoa khoá dạy đạo làm thầy.
④ Có một cái sở trường về một nghề gì cũng gọi là sư, như hoạ sư , thầy vẽ.
⑤ Bắt chước, như hỗ tương sư pháp đắp đổi cùng bắt chước.
⑥ Người trùm, như bốc sư quan trùm về việc bói, nhạc sư quan trùm coi về âm nhạc, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Thầy dạy, thầy giáo: Thầy giáo và học sinh, thầy trò; Trọng thầy mến trò;
② (Ngr) Gương mẫu: Làm gương, tấm gương;
③ Sư, thợ, nhà (chỉ chung những người có nghề chuyên môn): Thợ vẽ; Kĩ sư, công trình sư; Thợ cắt tóc; Nhà thiết kế;
④ Học, bắt chước, noi theo: Bắt chước lẫn nhau;
⑤ Về quân sự: Tuyên thề; Xuất quân;
⑥ Sư đoàn: Chính uỷ sư đoàn; Sư đoàn xe tăng;
⑦ [Shi] (Họ) Sư.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tên một đơn vị quân đội lớn thời cổ. Một Sư gồm 5 Lữ — Tên một đơn vị quân độ lớn trong chế độ binh bị ngày nay, tức Sư đoàn, gồm nhiều Trung đoàn — Chỉ chung quân đội. Td: Xuất sư ( đem quân ra trận ) — Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Khảm, trên quẻ Khôn, chỉ về sự đông đảo — Ông thầy dạy học. Td: Giáo sư — Bắt chước người khác. Học theo người khác — Vị tăng. Ông thầy chùa. Ca dao có câu: » Ba cô đội gạo lên chùa, một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư « — Người đầu tiên sáng lập ra một nghề. Td: Tổ sư, Tiên sư — Người giỏi về một ngành hoạt động nào. Td: Luật sư, Kĩ sư — Gọi tắt của Sư tử. Td: Mãnh sư ( con sư tử mạnh mẽ ). Dùng như chữ Sư .
Từ ghép
ân sư • bách thế sư • bái sư • bản sư • bính sư • bộ sư • bốc sư • chu sư • công trình sư • danh sư • dược sư • đại sư • đạo sư • gia sư • giảng sư • giáo sư • hải sư • hành sư • hoạ sư • hưng sư • hương sư • khất sư • kĩ sư • kiếm sư • kinh sư • lão sư • luật sư • nghiêm sư • nhạc sư • pháp sư • phiêu sư • quân sư • quân sư phụ • quốc sư • quyền sư • sĩ sư • suất sư • sư cổ • sư cô • sư đệ • sư đồ • sư hình • sư huynh • sư hữu • sư mẫu • sư phạm • sư phạm học hiệu • sư phạm khoa • sư phó • sư phụ • sư sinh • sư sự • sư thụ • sư thừa • sư truyền • sư trưởng • tàm sư • tế sư • thái sư • thệ sư • thiền sư • thuỷ sư • tiên sư • tổ sư • tôn sư • trạng sư • trù sư • ưng sư • vương sư • xuất sư • y sư



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典