Kanji Version 13
logo

  

  

容 dung  →Tra cách viết của 容 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 10 nét - Bộ thủ: 宀 (3 nét) - Cách đọc: ヨウ
Ý nghĩa:
chứa, nội dung, contain

dong [Chinese font]   →Tra cách viết của 容 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 10 nét - Bộ thủ: 宀
Ý nghĩa:
dong
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎Như: “dong thân chi sở” chỗ dung thân. ◇Thi Kinh : “Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?” , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇Chiến quốc sách : “Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi” , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇Lưu Nghĩa Khánh : “Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù” , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇Tân Khí Tật : “Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?” . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎Như: “dong hứa” nhận cho. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Dong đồ tái kiến” (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇Hàn Dũ : “Như văn kì thanh, như kiến kì dong” , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ “Dong”.
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎Như: “vô dong” không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎Như: “dong hoặc hữu chi” có lẽ có đấy. ◇Hậu Hán thư : “Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu” , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là “dung”.
Từ điển Thiều Chửu
① Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng .
② Nghi dong (dáng dấp).
③ Lời nói giúp lời, như vô dong không cần.
④ Nên, như dong hoặc hữu chi .
Từ ghép
a thủ dong • âm dong • bao dong • cải dong • chỉnh dong • dã dong • dong dị • dong mạo • dong nhan • dong nhẫn • dong nhật • dong quan • dong quang • dong sắc • dong tất • dong thái • động dong • hỉ dong • hình dong • hình dong tận trí • nghi dong • thủ dong • tiếu dong

dung
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎Như: “dong thân chi sở” chỗ dung thân. ◇Thi Kinh : “Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?” , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇Chiến quốc sách : “Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi” , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇Lưu Nghĩa Khánh : “Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù” , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇Tân Khí Tật : “Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?” . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎Như: “dong hứa” nhận cho. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Dong đồ tái kiến” (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇Hàn Dũ : “Như văn kì thanh, như kiến kì dong” , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ “Dong”.
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎Như: “vô dong” không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎Như: “dong hoặc hữu chi” có lẽ có đấy. ◇Hậu Hán thư : “Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu” , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là “dung”.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【】 dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).【】dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thuỷ kinh chú: Hà thuỷ);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.
Từ ghép
bao dung • bất dung • cải dung • chân dung • chỉnh dung • dã dung • dung ẩn • dung chất • dung chỉ • dung dị • dung hạnh • dung hợp • dung hứa • dung hứa • dung khí • dung lượng • dung mạo • dung nạp • dung nạp • dung nhan • dung nhân • dung nhẫn • dung quan • dung quang • dung sắc • dung tất • dung thái • dung thân • dung thứ • dung tích • dung túc địa • động dung • hỉ dung • hình dung • khoan dung • khoan dung • kiêm dung • nghi dung • ngọc dung • nội dung • quân dung • sấu dung • thu dung • thung dung • thung dung • tung dung • tung dung • tư dung 姿 • ung dung • xuân dung



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典