Kanji Version 13
logo

  

  

吟 ngâm  →Tra cách viết của 吟 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 7 nét - Bộ thủ: 口 (3 nét) - Cách đọc: ギン
Ý nghĩa:
ngâm thơ, versify

ngâm [Chinese font]   →Tra cách viết của 吟 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 7 nét - Bộ thủ: 口
Ý nghĩa:
ngâm
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
ngâm thơ
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Rên rỉ. ◇Đái Đồng : “Thống vi thân ngâm” (Lục thư cố ) Đau thì rên rỉ.
2. (Động) Than van. ◇Chiến quốc sách : “Tước lập bất chuyển, trú ngâm tiêu khốc” , (Sở sách nhất ) Đứng như con chim tước, ngày than đêm khóc.
3. (Động) Ngâm, vịnh, đọc. ◎Như: “ngâm nga” , “ngâm vịnh” . ◇Trang Tử : “Ỷ thụ nhi ngâm, cứ cảo ngô nhi minh” , (Đức sung phù ) Tựa cây mà ngâm nga, dựa gốc ngô đồng khô mà nhắm mắt.
4. (Động) Bày tỏ, trữ tả, diễn đạt. ◇Văn tâm điêu long : “Cảm vật ngâm chí, mạc phi tự nhiên” , (Minh thi ).
5. (Động) Kêu. ◇Tào Thực : “Cô nhạn phi nam du, Quá đình trường ai ngâm” , (Tạp thi ) Nhạn lẻ bay về nam, Qua sân kêu thương dằng dặc.
6. (Động) Thổi, xuy tấu. ◇Khương Quỳ : “Dư mỗi tự độ khúc, ngâm đỗng tiêu, Thương Khanh triếp ca nhi họa chi” , , (Giác chiêu , Từ tự ).
7. (Động) Nói lắp bắp, nói không rõ ràng.
8. (Danh) Một thể thơ cổ. ◎Như: “Lương phụ ngâm” của Khổng Minh, “Bạch đầu ngâm” của Văn Quân.
9. (Danh) Họ “Ngâm”.
Từ điển Thiều Chửu
① Ngâm. Ðọc thơ đọc phú kéo giọng dài ra gọi là ngâm, như ngâm nga , ngâm vịnh , v.v. Người ốm đau rên rỉ gọi là thân ngâm .
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Rên rỉ. Tiếng rên — Đọc kéo dài và lên giọng xuống giọng — Tên một thể văn vần, ở Việt Nam là thể Song Thất Lục bát. Td: Chinh phụ ngâm khúc — Đọc thơ với âm điệu dễ nghe. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thông minh vốn sẵn tính trời, pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm «.
Từ ghép
ca ngâm • chinh phụ ngâm khúc • củng cực lạc ngâm tập • cung oán ngâm khúc • hạp ngâm • kính hải tục ngâm • liên ngâm • ngâm nga • ngâm vịnh • thủ vĩ ngâm • tiếu ngâm ngâm • trầm ngâm • trầm ngâm • tuý ngâm



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典