Kanji Version 13
logo

  

  

名 danh  →Tra cách viết của 名 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 6 nét - Bộ thủ: 口 (3 nét) - Cách đọc: メイ、ミョウ、な
Ý nghĩa:
tên, tên tuổi, name

danh [Chinese font]   →Tra cách viết của 名 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 6 nét - Bộ thủ: 口
Ý nghĩa:
danh
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. tên, danh
2. danh tiếng
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Tên người. ◎Như: “tôn tính đại danh” tên họ của ngài, “thỉnh vấn phương danh” xin hỏi quý danh.
2. (Danh) Tên gọi sự vật. ◎Như: “địa danh” tên đất. ◇Quản Tử : “Vật cố hữu hình, hình cố hữu danh” , (Tâm thuật thượng ) Vật thì có hình, hình thì có tên gọi.
3. (Danh) Tiếng tăm. ◎Như: “thế giới văn danh” có tiếng tăm trên thế giới. ◇Cao Bá Quát : “Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung” , (Sa hành đoản ca ) Xưa nay hạng người (chạy theo) danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
4. (Danh) Văn tự. ◎Như: cổ nhân gọi một chữ là “nhất danh” . ◇Chu Lễ : “Chưởng đạt thư danh ư tứ phương” (Xuân quan , Ngoại sử ) Cai quản bố cáo sách và văn tự khắp bốn phương.
5. (Danh) Lượng từ: người. ◎Như: “học sanh thập danh, khuyết tịch nhất danh” , học sinh mười người, vắng mặt một người.
6. (Danh) “Danh gia” , một môn phái trong chín phái ngày xưa, chủ trương biện biệt, suy luận căn cứ trên “danh” : tên gọi.
7. (Động) Xưng tên, gọi tên, hình dung ra, diễn tả. ◇Bạch Cư Dị : “Hữu mộc danh lăng tiêu” (Lăng tiêu hoa ) Có cây tên gọi là lăng tiêu. ◇Luận Ngữ : “Đãng đãng hồ, dân vô năng danh yên” , (Thái Bá ) Lồng lộng thay, dân không thể xưng tên làm sao! (ý nói không biết ca ngợi làm sao cho vừa).
8. (Tính) Nổi tiếng, có tiếng. ◎Như: “danh nhân” người nổi tiếng.
9. (Tính) Giỏi, xuất sắc. ◎Như: “danh thần” bầy tôi giỏi, “danh tướng” tướng giỏi.
Từ điển Thiều Chửu
① Danh, đối lại với chữ thực. Như nói cai quát cả mọi vật gọi là công danh , nói riêng từng thứ gọi là chuyên danh , ở trong phép văn đều gọi là danh từ .
② Tên người, đối với người trên thì xưng tên cái mình, đối với bạn bè thì chỉ xưng tên tự mình thôi, có đức có vị thì lúc chết đổi tên khác, gọi tên cũ là tên hèm.
③ Danh dự, người thiện thì được tiếng tốt (mĩ danh ), người ác thì bị tiếng xấu (ác danh ). Thường dùng để khen các người giỏi. Như danh thần bầy tôi giỏi, danh tướng tướng giỏi, v.v. Cao Bá Quát : Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung Xưa nay hạng người danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
④ Văn tự, cổ nhân gọi một chữ là nhất danh .
⑤ Lời tiếng, như sư xuất hữu danh xuất quân ra có tiếng, nghĩa là vì có điều tiếng gì mới đem quân ra đánh nước ngoài vậy.
⑥ Một người cũng gọi là một danh. Như sự thi cử thì nói lấy mấy danh mấy danh.
⑦ Danh giáo. Trong luân lí định rành phận trên dưới, danh phận trên dưới chính đính rồi mới ra vẻ, nên gọi là danh giáo .
⑧ Danh gia. Một môn học trong chín môn ngày xưa. Ðại ý cốt để biện biệt chỗ khác chỗ cùng, cứ danh mà tìm sự thực, không thể vơ váo lẫn lộn được. Về sau xen vào nhà học về hình phép, cũng gọi là hình danh chi học , hoặc gọi là danh pháp . Môn học biện luận bên Tây cũng giống ý chỉ ấy, nên Tầu dịch là danh học, tức là môn Luận lí học vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Tên: Tên người; Ghi tên; Đặt cho nó một cái tên;
② Tên là, gọi là: Vị anh hùng này họ Lưu tên Nhân Phủ; Vương họ Trần, tên Quốc Tuấn, là con của An Sinh vương Trần Liễu (Việt điện u linh tập); Gọi kẻ đó là U, Lệ (Mạnh tử);
③ Danh nghĩa: Nhân danh cá nhân tôi; Xuất quân có danh nghĩa;
④ Tiếng tăm, danh tiếng, nổi tiếng, giỏi: Nổi tiếng trên thế giới; Thầy thuốc nổi tiếng; Tướng giỏi; Ngựa giỏi;
⑤ Nói ra, diễn tả: Không thể diễn tả được;
⑥ Người (danh từ đơn vị để chỉ người): Mười hai anh chiến sĩ; Được giải nhất; Có bốn mươi sáu người;
⑦ Danh (trái với thực), danh phận: Danh không chính thì lời không thuận (Luận ngữ); Danh gia (những nhà chuyên biện luận về danh với thực);
⑧ (văn) Văn tự, chữ: Chưởng quản sách và văn tự bố cáo bốn phương (Chu lễ: Xuân quan, Ngoại sử); Một chữ;
⑨ (văn) Mu mắt (khoảng giữa mắt và lông mày): Ôi, mu mắt đẹp sao, mắt đẹp trong sao! (Thi Kinh: Tề phong, Y ta).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tên gọi. Tên của vật, của người — Gọi tên là — Một tên. Một người — Tiếng tăm.
Từ ghép
ác danh • ái danh • anh danh • ẩn danh • báo danh • báo danh • bất danh nhất tiền • biệt danh • biệt danh • bút danh • bút danh • cải danh • canh danh • cao danh • cầu danh • chánh danh • chính danh • chủ danh • chuyên danh • cô danh • cô danh điếu dự • công danh • cự danh • danh bút • danh ca • danh cầm • danh công • danh cương • danh cương lợi toả • danh dự • danh dự • danh đan • danh đan • danh đô • danh đơn • danh đơn • danh giá • danh gia • danh giáo • danh hiệu • danh hoạ • danh hoa • danh hoa hữu chủ • danh khí • danh khí • danh lam • danh lợi • danh lưu • danh môn • danh mục • danh nạp • danh nghĩa • danh nghĩa • danh ngôn • danh nhân • danh nho • danh phận • danh phiến • danh quán • danh quý • danh sách • danh sách • danh sắc • danh sĩ • danh sơn • danh sư • danh tài • danh thanh • danh thắng • danh thắng • danh thần • danh thế • danh thiếp • danh thủ • danh thứ • danh thực • danh tiết • danh tố • danh tộc • danh trứ • danh trước • danh trường • danh tự • danh từ • danh từ • danh tướng • danh tướng • danh ưu • danh vị • danh vị bất chương • danh vọng • danh xưng • danh xưng • dương danh • đại danh • đại danh từ • đạm danh • đạm danh • đạo danh • đào danh • đề danh • đề danh • địa danh • điểm danh • điếu danh • giả danh • hám danh • hảo danh • hiếu danh • hô danh • hô danh khiếu trận • hỗn danh • huý danh • hư danh • hữu danh • khoa danh • khuyết danh • lập danh • lệnh danh • liên danh • lợi danh • lưu danh • mạc danh kì diệu • mai danh • mãi danh • mại danh • mạo danh • mạo danh • mạo danh đính thế • mệnh danh • mộ danh • nặc danh • nguỵ danh • ngự chế danh thắng đồ hội thi tập • nhũ danh • ô danh • pháp danh • phù danh • phức danh • phương danh • quải danh • quyên danh • sách danh • sùng hư danh • tạc danh • tài danh • thành danh • thanh danh • thanh danh • thân danh • thiếp danh • tiếm danh • tiểu danh • tính danh • tội danh • tri danh • trì danh • trứ danh • tuẫn danh • tục danh • uy danh • văn danh • văn danh ư thế • vấn danh • vị danh • vô danh • vô danh chỉ • vụ danh • vực danh • xú danh • xưng danh • xướng danh



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典