Kanji Version 13
logo

  

  

史 sử  →Tra cách viết của 史 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 5 nét - Bộ thủ: 口 (3 nét) - Cách đọc: シ
Ý nghĩa:
lịch sử, history

sử [Chinese font]   →Tra cách viết của 史 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 5 nét - Bộ thủ: 口
Ý nghĩa:
sử
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
lịch sử
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Một chức quan coi về văn thư. ◎Như: quan “nội sử” , quan “ngoại sử” , quan “tả sử” , quan “hữu sử” .
2. (Danh) Chức quan ở gần vua luôn luôn là “ngự sử” , cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan “thái sử” . Về sau thi chức “ngự sử” chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua. Sở của các quan ấy làm việc gọi là “đô sát viện” . Còn các chức “thái sử” thì do viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là “thái sử”. Lễ nhà Chu có quan “nữ sử” để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là “nữ sử” .
3. (Danh) Sử sách, lịch sử. ◎Như: “quốc sử” .
4. (Danh) Thầy vẽ, thợ vẽ. ◇Trang Tử : “Tống Nguyên Quân tương họa đồ, chúng sử giai chí, thụ ấp nhi lập” , , (Điền Tử Phương ) Vua Nguyên nước Tống muốn vẽ tranh, nhiều thợ vẽ đều tới, vái rồi đứng đó.
5. (Danh) Họ “Sử”.
Từ điển Thiều Chửu
① Quan sử. Một chức quan coi về việc văn thư. Như quan nội sử , quan ngoại sử , quan tả sử , quan hữu sử , v.v.
② Chức quan ở gần vua luôn luôn là ngự sử , cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan thái sử . Về sau thi chức ngự sử chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua, sở của các quan ấy làm việc gọi là đô sát viện , còn các chức thái sử thì so viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là thái sử, lễ nhà Chu có quan nữ sử để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là nữ sử .
③ Sách sử, thứ ghi các sự tích trong nước từ xưa tới nay gọi là lịch sử , quốc sử .
Từ điển Trần Văn Chánh
① Lịch sử, sử sách, sử: Lịch sử bang giao giữa các nước; Quan điểm lịch sử;
② Quan sử (chức quan phụ trách ghi sử sách thời cổ);
③ [Shê] (Họ) Sử.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Ghi chép sự việc xảy ra — Sách chép việc xảy ra trọng một quốc gia nhiều thời đại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cảo thơm lần giở trước đèn, phong tình cổ lục còn truyền sử xanh « — Vị quan coi việc biên soạn quốc sử.
Từ ghép
bá sử • bại sử • ban sử • bắc sử • biệt sử • cận sử • chánh sử • chiến sử • chính sử • cổ sử • dã sử • đại nam quốc sử diễn ca • đại việt sử kí • đại việt sử kí bản kỉ thực lục • đại việt sử kí bản kỉ tục biên • đại việt sử kí tiền biên • đại việt sử kí toàn thư • đại việt sử kí tục biên • đại việt thông sử • khâm định việt sử thông giám cương mục • lê triều thông sử • lịch sử • lịch sử • lịch sử • nam sử • nam sử tập biên • ngoại sử • ngự chế việt sử tổng vịnh tập • ngự sử • ngự sử đài • ngự sử đài • phó đô ngự sử • quân sử • quốc sử • quốc sử quán • sử bộ • sử bút • sử cục • sử gia • sử học • sử kí • sử kịch • sử liệu • sử luận • sử lược • sử quan • sử quán • sử quán • sử quân tử • sử tài • sử tài • sử thặng • sử thần • sử thể • sử thi • sử thi • sử thực • sử tích • tạp sử • thái sử • thanh sử • thứ sử • tiền sử • tiểu sử • việt giám vịnh sử thi tập • việt sử • việt sử bị lãm • việt sử cương mục • việt sử tiêu án • việt sử tục biên • vịnh nam sử • vịnh sử



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典