Kanji Version 13
logo

  

  

化 hóa  →Tra cách viết của 化 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 4 nét - Bộ thủ: 匕 (2 nét) - Cách đọc: カ、ケ、ば-ける、ば-かす
Ý nghĩa:
biến hóa, change

hóa [Chinese font]   →Tra cách viết của 化 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 4 nét - Bộ thủ: 匕
Ý nghĩa:
hoa
phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn
1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎Như: “thiên biến vạn hóa” biến đổi không cùng. ◇Hoài Nam Tử : “Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa” , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎Như: “tạo hóa” , “hóa dục” .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎Như: “giáo hóa” dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎Như: “vật hóa” chết, “vũ hóa” đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎Như: “tiêu hóa” .
6. (Động) Đốt cháy. ◇Tây du kí 西: “Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm” , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎Như: “hóa mộ” , “hóa duyên” nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎Như: “lục hóa” , “ác hóa” , “điện khí hóa” , “khoa học hóa” , “hiện đại hóa” .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎Như: “phong hóa” tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇Liễu Tông Nguyên : “Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa” , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn “hóa học” . ◎Như: “lí hóa” môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là “hoa”. (Danh) “Hoa tử” người ăn mày. § Cũng gọi là “khiếu hoa tử” .

hoá
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
biến hoá, biến đổi
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎Như: “thiên biến vạn hóa” biến đổi không cùng. ◇Hoài Nam Tử : “Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa” , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎Như: “tạo hóa” , “hóa dục” .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎Như: “giáo hóa” dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎Như: “vật hóa” chết, “vũ hóa” đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎Như: “tiêu hóa” .
6. (Động) Đốt cháy. ◇Tây du kí 西: “Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm” , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎Như: “hóa mộ” , “hóa duyên” nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎Như: “lục hóa” , “ác hóa” , “điện khí hóa” , “khoa học hóa” , “hiện đại hóa” .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎Như: “phong hóa” tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇Liễu Tông Nguyên : “Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa” , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn “hóa học” . ◎Như: “lí hóa” môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là “hoa”. (Danh) “Hoa tử” người ăn mày. § Cũng gọi là “khiếu hoa tử” .
Từ điển Thiều Chửu
① Biến hoá. Biến đổi vô hình. Như hoá thân , hoá trang nghĩa là biến đổi hình tướng không cho ai biết. Phật vì muốn cứu chúng sinh, phải hoá xuống làm thân người gọi là hoá thân. Phàm vật này mất mà vật kia sinh ra gọi là hoá. Như hủ thảo hoá vi huỳnh cỏ thối hoá làm đom đóm. Thoát xác bay lên tiên gọi là vũ hoá . Dần dần ít đi, có rồi lại không cũng gọi là hoá. Như tiêu hoá tiêu tan vật chất hoá ra chất khác, phần hoá lấy lửa đốt cho tan mất, dung hoá cho vào nước cho tan ra. Khoa học về vật chất chia ghẽ các vật ra từng chất, hay pha lẫn mấy chất làm thành một chất gọi là hoá học .
② Hoá sinh. Như ta gọi trời đất là tạo hoá , là hoá công nghĩa là sinh diệt được muôn vật.
③ Cảm hoá. Chuyển di tính chất, cải lương dân tục gọi là hoá. Như giáo hoá nghĩa là dẫn bảo chúng, cấm ngăn chúng, khiến cho chúng thuận tòng vậy. Lấy ân nghĩa mà cảm gọi là đức hoá , lấy chánh trị mà cảm gọi là phong hoá , lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hoá . Cho nên kẻ ở cõi ngoài, không theo sự giáo hoá của mình gọi là hoá ngoại , bị mình cảm hoá cũng như theo mình gọi là đồng hoá .
④ Cầu xin, như hoá mộ , hoá duyên nghĩa là lấy lời đạo nghĩa mà cảm hoá, khiến cho người sinh lòng từ thiện mà cho mà giúp.
Từ điển Trần Văn Chánh
① (Biến) hoá, đổi: Biến hoá, biến đổi, thay đổi; Cảm hoá;
② Sinh hoá, sinh thành (vạn vật);
③ Dạy dỗ, sửa đổi phong tục cho tốt lên, cảm hoá: Giáo hoá; Cảm hoá bằng ân nghĩa;
④ Tan: Tuyết tan rồi;
⑤ Hoá học: Vật lí và hoá học;
⑥ Chảy: Sắt nung đã chảy;
⑦ Hoá, làm cho biến thành: Cơ giới (khí) hoá nông nghiệp;
⑧ 【】hoá mộ [huàmù]; 【】 hoá duyên [huàyuán] (tôn) Đi quyên, đi khất thực (của nhà chùa).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Thay đổi — Làm cho thay đổi — Chỉ sự sống — Cũng chỉ sự chết.
Từ ghép
ác hoá • ân hoá • âu hoá • bá hoá • biến hoá • biến hoá • cảm hoá • cường hoá • cường hoá • dung hoá • dưỡng hoá • đồng hoá • đức hoá • giáo hoá • hành hoá • hoá công • hoá dân • hoá dục • hoá duyên • hoá hạc • hoả hoá • hoá học • hoá học • hoá hợp • hoá nhi • hoá phẩm • hoá sinh • hoá thạch • hoá thân • hoá tiêm • hoá trang • hoá trang • hoá trang • hợp thức hoá • hủ hoá • huyễn hoá • khai hoá • khí hoá • lí hoá • mộ hoá • nhân cách hoá • nhiễm hoá • nhuyễn hoá • nhược hoá • pháp hoá • phong hoá • phu hoá • phụ hoá • quần hoá • quốc hữu hoá • quy hoá • sinh hoá • tạo hoá • thanh hoá • thoái hoá 退 • thuận hoá • tiến hoá • tiêu hoá • văn hoá • vật hoá • vũ hoá • vương hoá • xích hoá



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典