Kanji Version 13
logo

  

  

修 tu  →Tra cách viết của 修 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 10 nét - Bộ thủ: 人 (2 nét) - Cách đọc: シュウ、(シュ)、おさ-める、おさ-まる
Ý nghĩa:
sửa, discipline

tu [Chinese font]   →Tra cách viết của 修 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 9 nét - Bộ thủ: 人
Ý nghĩa:
tu
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. tu hành
2. tu sửa
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Trang điểm, trang sức. ◎Như: “tu sức” tô điểm.
2. (Động) Sửa chữa, chỉnh trị. ◎Như: “tu lí cung thất” sửa chữa nhà cửa.
3. (Động) Xây dựng, kiến tạo. ◎Như: “tu thủy khố” làm hồ chứa nước, “tu trúc đạo lộ” xây cất đường xá.
4. (Động) Hàm dưỡng, rèn luyện. ◎Như: “tu thân dưỡng tính” .
5. (Động) Học tập, nghiên cứu. ◎Như: “tự tu” tự học.
6. (Động) Viết, soạn, trứ thuật. ◎Như: “tu sử” viết lịch sử.
7. (Động) Đặc chỉ tu hành (học Phật, học đạo, làm việc thiện tích đức...). ◇Hàn San : “Kim nhật khẩn khẩn tu, Nguyện dữ Phật tương ngộ” , (Chi nhị lục bát ) Bây giờ chí thành tu hành, Mong sẽ được cùng Phật gặp gỡ.
8. (Động) Noi, tuân theo, thuận theo. ◇Thương quân thư : “Ngộ dân bất tu pháp, tắc vấn pháp quan” , (Định phận ) Gặp dân không tuân theo pháp luật, thì hỏi pháp quan.
9. (Động) Gọt, tỉa, cắt. ◎Như: “tu chỉ giáp” gọt sửa móng tay.
10. (Tính) Dài, cao, xa (nói về không gian). ◎Như: “tu trúc” cây trúc dài.
11. (Tính) Lâu, dài (nói về thời gian).
12. (Tính) Tốt, đẹp. ◇Hàn Dũ : “Hạnh tuy tu nhi bất hiển ư chúng” (Tiến học giải ) Đức hạnh mặc dù tốt đẹp nhưng chưa hiển lộ rõ ràng với mọi người.
13. (Tính) Đều, ngay ngắn, có thứ tự, mạch lạc. ◇Diệp Thích : “Gia pháp bất giáo nhi nghiêm, gia chánh bất lự nhi tu” , (Nghi nhân trịnh thị mộ chí minh ) Phép nhà không dạy mà nghiêm, việc nhà không lo mà có thứ tự.
14. (Danh) Người có đức hạnh, tài năng. ◇Văn tâm điêu long : “Hậu tiến truy thủ nhi phi vãn, Tiền tu văn dụng nhi vị tiên” , (Tông kinh ).
15. (Danh) Họ “Tu”.
Từ điển Thiều Chửu
① Sửa, sửa cho hay tốt gọi là tu, như tu thân sửa mình, tu đức sửa đức, tu lí cung thất sửa sang nhà cửa.
② Dài, như tu trúc cây trúc dài.
③ Tu-đa-la dịch âm tiếng Phạm, nghĩa là kinh. Ðem những lời Phật đã nói chép lại thành sách, gọi là kinh. Nói đủ phải nói là khế kinh nghĩa là kinh Phật nói đúng lí đúng cơ, không sai một chút nào vậy. Có bản dịch là Tu-đố-lộ .
④ Tu-la một loài giống như quỷ thần, là một đạo trong lục đạo thiên, nhân, Tu-la, súc sinh, ngã quỷ, địa ngục.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Sửa chữa, sửa sang, tu sửa: Sửa xe; Sửa cầu chữa đường;
② Xây dựng: Xây dựng mới một tuyến đường sắt;
③ Cắt gọt, sửa gọn, tỉa: Cắt móng tay; Tỉa nhánh cây;
④ Nghiên cứu (học tập): Tự học, tự nghiên cứu;
⑤ Viết, biên soạn: Viết sử;
⑥ (văn) Dài: Cây tre dài;
⑦ 【】tu đa la [xiuduoluó] (tôn) Kinh (Phật) (dịch âm tiếng Phạn); 【】tu la [xiuluó] (tôn) Tu la (một loài tương tự quỷ thần, nằm trong lục đạo: Thiên, nhân, tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục);
⑧ [Xiu] (Họ) Tu.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Sửa sang cho tốt đẹp — Dài. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành: » Cùng lòng trung nghĩa khác số đoản tu « ( đoản tu là ngắn và dài ) — Ta còn hiểu là bỏ nếp sống bình thường để theo đúng giới luật của một tông giáo nào. Ca dao: » Mài dao đánh kéo gọt đầu đi tu «.
Từ ghép
a tu la • ẩn tu • bảo tu • bất tu biên bức • bất tu biên bức • biên tu • bồi tu • chân tu • duy tu • nữ tu • phần tu • soạn tu • tề tu • trang tu • trùng tu • tu bổ • tu bổ • tu cải • tu chánh • tu chính • tu dưỡng • tu đa la • tu đạo • tu đính • tu đính • tu hành • tu kiến • tu la • tu luyện • tu luyện • tu lý • tu nghiệp • tu nữ • tu phục • tu phục • tu sĩ • tu sức • tu sức • tu thân • tu tiễn • tu tỉnh • tu từ • tu từ • tu từ học • yển vũ tu văn



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典