Kanji Version 13
logo

  

  

交 giao  →Tra cách viết của 交 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 6 nét - Bộ thủ: 亠 (2 nét) - Cách đọc: コウ、まじ-わる、まじ-える、ま-じる、ま-ざる、ま-ぜる、か-う、か-わす
Ý nghĩa:
giao nhau, trộn, mix

giao [Chinese font]   →Tra cách viết của 交 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 6 nét - Bộ thủ: 亠
Ý nghĩa:
giao
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. trao cho, giao cho
2. tiếp giáp
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Qua lại thân thiện, kết bạn. ◎Như: “giao tế” giao tiếp, “kết giao” kết bạn. ◇Luận Ngữ : “Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ” , (Học nhi ) Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không?
2. (Động) Tiếp cận, tiếp xúc, kề, đến gần. ◇Khổng Thản : “Phong đích nhất giao, ngọc thạch đồng toái” , (Dữ thạch thông thư ) Mũi nhọn tên sắt chạm nhau, ngọc đá cùng tan vỡ.
3. (Động) Đưa, trao. ◎Như: “giao nhậm vụ” giao nhiệm vụ, “giao phó” .
4. (Động) Giống đực và giống cái dâm dục. ◎Như: “giao hợp” , “giao cấu” .
5. (Động) Nộp, đóng. ◎Như: “giao quyển” nộp bài, “giao thuế” đóng thuế.
6. (Danh) Chỗ tiếp nhau, khoảng thời gian giáp nhau. ◎Như: “xuân hạ chi giao” khoảng mùa xuân và mùa hè giao tiếp, “giao giới” giáp giới. ◇Tả truyện : “Kì cửu nguyệt, thập nguyệt chi giao hồ?” , (Hi Công ngũ niên ) Phải là khoảng giữa tháng chín và tháng mười chăng?
7. (Danh) Bạn bè, hữu nghị. ◎Như: “tri giao” bạn tri kỉ. ◇Sử Kí : “Thần dĩ vi bố y chi giao thượng bất tương khi, huống đại quốc hồ” , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Thần nghĩ rằng bọn áo vải chơi với nhau còn chẳng lừa đảo nhau, huống hồ là một nước lớn.
8. (Danh) Quan hệ qua lại. ◎Như: “bang giao” giao dịch giữa hai nước, “kiến giao” đặt quan hệ ngoại giao.
9. (Danh) Sự mua bán. ◎Như: “kim thiên thành giao đa thiểu số lượng?” hôm nay mua bán xong xuôi được bao nhiêu số lượng?
10. (Danh) Đấu vật. § Thông “giao” . ◎Như: “điệt giao” đấu vật.
11. (Danh) Họ “Giao”.
12. (Phó) Qua lại, hỗ tương. ◎Như: “giao đàm” bàn bạc với nhau, “giao chiến” đánh nhau, “giao lưu” trao đổi với nhau.
13. (Phó) Cùng nhau, cùng lúc, lẫn nhau. ◎Như: “thủy nhũ giao dung” nước và sữa hòa lẫn nhau, “phong vũ giao gia” gió mưa cùng tăng thêm, “cơ hàn giao bách” đói lạnh cùng bức bách.
Từ điển Thiều Chửu
① Chơi, như giao du đi lại chơi bời với nhau, tri giao chỗ chơi tri kỉ, giao tế hai bên lấy lễ mà giao tiếp với nhau, giao thiệp nhân có sự quan hệ về việc công, bang giao nước này chơi với nước kia, ngoại giao nước mình đối với nước ngoài.
② Liền tiếp, như đóng cây chữ thập , chỗ ngang dọc liên tiếp nhau gọi là giao điểm .
③ Có mối quan hệ với nhau, như tờ bồi giao ước với nhau gọi là giao hoán , mua bán với nhau gọi là giao dịch .
④ Nộp cho, như nói giao nộp tiền lương gọi là giao nạp .
⑤ cùng, như giao khẩu xưng dự mọi người cùng khen.
⑥ Khoảng, như xuân hạ chi giao khoảng cuối xuân đầu hè.
⑦ Phơi phới, như giao giao hoàng điểu phơi phới chim vàng anh (tả hình trạng con chim bay đi bay lại).
⑧ Dâm dục, giống đực giống cái dâm dục với nhau gọi là giao hợp , là giao cấu , v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Đưa, giao: Đưa quyển sách này cho anh ấy; Giao nhiệm vụ;
② Nộp, đóng: Nộp bài; Nộp thuế; Đóng thuế nông nghiệp;
③ Sang (chỉ thời gian, thời tiết): Đã sang giờ tí; Ngày mai sang đông rồi;
④ Chỗ tiếp nhau, giáp (về thời gian, nơi chốn): , Chỗ giao nhau, giữa tháng chín, tháng mười (Tả truyện); Giáp giới;
⑤ Tình quen biết, tình bạn, sự đi lại chơi với nhau: Tình bè bạn không thể quên nhau được;
⑥ Kết: Kết bạn;
⑦ Ngoại giao: Bang giao; Đặt quan hệ ngoại giao;
⑧ Trao đổi: Trao đổi kinh nghiệm; 便 Giao lưu các loại hàng hoá để tiện lợi cho dân (Diêm thiết luận);
⑨ Sự giao hợp, sự giao phối (giữa nam nữ, đực và cái về mặt sinh dục): Giao cấu; Loài hổ bắt đầu giao phối (từ tháng thứ hai cuối mùa đông) (Hoài Nam tử);
⑩ Qua lại, hỗ tương, lẫn nhau: Những người nghe nói, trong bụng cũng tính cùng nhau khen ngợi ông ấy (Tôn Thần); Cùng lúc: Mọi người cùng khen; , Gió mưa mây sấm cùng phát sinh mà đến (Trần Lượng: Giáp Thìn đáp Chu Nguyên Hối thư); Như [jiao]; [Jiao] Giao Châu.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Đều. Cùng — Thông với nhau, không bị ngăn cách. Chẳng hạn Giao thông — Trao cho. Đưa cho — Qua lại với nhau. chẳng hạn Giao du — Tình bạn. Chẳng hạn Cựu giao ( tình bạn cũ ) — Nối tiếp nhau. Chẳng hạn Giao tiếp — Kết hợp lại với nhau. Chẳng hạn Giao cấu.
Từ ghép
bách cảm giao tập • bang giao • bang giao điển lệ • bần tiện giao • bình giao • bố y chi giao • chí giao • chuyển giao • chuyển giao • cố giao • cựu giao • diện giao • đả giao đạo • đề giao • đệ giao • đính giao • đoạn giao • đoạn giao • giao bái • giao binh • giao bôi • giao cảm • giao cấu • giao châu • giao chỉ • giao chiến • giao dịch • giao du • giao đạo • giao điểm • giao giới • giao hảo • giao hiếu • giao hoán • giao hoan • giao hoàn • giao hỗ • giao hỗ tác dụng • giao hợp • giao hữu • giao kết • giao lưu • giao nạp • giao phó • giao phong • giao phong • giao tế • giao thác • giao thế • giao thiệp • giao thoa • giao thông • giao thời • giao tiếp • giao tình • giao tranh • giao ước • giao vĩ • giao xoa • hiếu giao • kết giao • khai giao • khẩu giao • kiến giao • lân giao • nạp giao • ngoại giao • ngoại giao đoàn • quảng giao • quốc giao • tài giao • tâm giao • thâm giao • thần giao • thế giao • tính giao • tố giao • trạch giao • tri giao • tuyệt giao • tương giao • uỷ giao • viễn giao • xã giao



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典