Kanji Version 13
logo

  

  

了 liễu  →Tra cách viết của 了 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 2 nét - Bộ thủ: 亅 (1 nét) - Cách đọc: リョウ
Ý nghĩa:
xong, kết thúc, finish

liễu [Chinese font]   →Tra cách viết của 了 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 2 nét - Bộ thủ: 亅
Ý nghĩa:
liễu
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
xong, hết, đã, rồi
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Hiểu biết. ◎Như: “liễu nhiên ư tâm” lòng đã hiểu biết. ◇Trần Nhân Tông : “Niên thiếu hà tằng liễu sắc không” (Xuân vãn ) Thời trẻ đâu hiểu được lẽ sắc không.
2. (Động) Xong. ◎Như: “liễu sự” xong việc.
3. (Trợ) Sau động từ, cuối câu, chỉ sự kết thúc. ◎Như: “đáo liễu” đến rồi. ◇Tô Thức : “Diêu tưởng Công Cẩn đương niên, Tiểu Kiều sơ giá liễu, Hùng tư anh phát” , , 姿 (Niệm nô kiều ) Nhớ Công Cẩn thời đó, Tiểu Kiều vừa mới cưới xong, Anh hùng tư cách phát.
4. (Trợ) Đặt ở giữa câu hoặc cuối câu, biểu thị khuyên nhủ. ◎Như: “tẩu liễu” đi thôi, “biệt khấp liễu” đừng khóc nữa.
Từ điển Thiều Chửu
① Hiểu biết, như liễu nhiên ư tâm lòng đã hiểu biết.
② Xong, như liễu sự xong việc.
Từ điển Trần Văn Chánh
(trợ) ① Đã, rồi: Tôi đã làm xong rồi; Đại hội thảo luận và đã thông qua bản nghị quyết này;
② Tiếng đệm đặt ở cuối câu hoặc giữa câu (chỗ ngắt câu) để chỉ sự thay đổi hoặc biểu thị xảy ra tình hình mới: Mưa rồi; Trời sắp tối rồi, hôm nay không đi được nữa; Mực nước đã thấp xuống một mét so với hôm qua; Nếu anh đến sớm một ngày thì gặp được anh ấy rồi; Bây giờ tôi hiểu ý anh ấy rồi; Thôi, đừng nhắc mãi chuyện ấy nữa;
③ Đặt sau danh từ hoặc số từ để nhấn mạnh tình huống đã xảy ra: Trung thu rồi, mà trời vẫn còn nóng đến thế; Đã hơn bảy mươi tuổi rồi;
④ Đặt giữa động từ đơn âm kép, biểu thị thời gian ngắn tạm của động tác: Ông Trương gật gật đầu, tỏ vẻ đồng ý. Xem [liăo], [liào].
Từ điển Trần Văn Chánh
① Dứt, kết thúc, xong xuôi: Chấm dứt; Dứt nợ; Xong việc; Câu chuyện còn chưa kết thúc; Việc đó đã xong rồi;
② Có thể, có lẽ: Có thể làm được; Có lẽ không đến được;
③ (văn) Chẳng, không chút, hoàn toàn (không): Không can gì hết; Chẳng chút sợ sệt. 【】liễu bất [liăobu] (văn) Không chút, hoàn toàn không (như , ): Sau Văn Tương chết, chú là Long không đoái nghĩ chút gì đến con em của Tương, dư luận đương thời rất xem thường ông ta (Nguỵ thư). Xem (2), nghĩa
③; 【】liễu vô [liăowú] (văn) Hoàn toàn không, không chút (như ): Không có vẻ sợ sệt chút nào (Thế thuyết tân ngữ); Nay thì không thế, trái lại vẫn ngang nhiên tự đắc, không chút thẹn thò sợ sệt (Âu Dương Tu);
④ (văn) Cuối cùng, rốt cuộc, chung quy: ? Dù muốn tự gần, rốt cuộc có ích gì đâu? (Cựu Đường thư: Diêu Nam Trọng truyện);
⑤ (văn) Thông minh, sáng dạ: Người ta lúc còn nhỏ thông minh, lớn lên chưa chắc là kẻ có tài đặc biệt (Hậu Hán thư: Khổng Dung truyện);
⑥ Rõ: Biết rõ; Hiểu rõ; Xem qua rõ ngay. Như (bộ );
⑦ 【】liễu bất đắc [liăobude] a. Quá chừng, ghê quá, vô cùng: Vui sướng quá chừng; Nhiều ghê quá; b. Âëy chết, trời ơi...: Trời ơi! Nó ngất đi rồi;
⑧ 【】liễu bất khởi [liăobuqê] Ghê gớm lắm, giỏi lắm, tài lắm;
⑨ 【】liễu đắc [liăode] Chết mất, hỏng mất... (biểu thị ý kinh ngạc): Úi chà, như thế thì hỏng mất! Nếu ngã xuống một cái thì chết mất!;
⑩【】liễu nhiên [liăo rán] a. Hiểu, rõ: Xem qua hiểu ngay; Sự thật ra sao, tôi cũng không rõ lắm; b. (văn) Hoàn toàn (thường dùng trước động từ phủ định ): Cả trong, ngoài và ở giữa, hoàn toàn không chút vướng vít (Bạch Cư Dị: Tự tại); Dọc đường gặp sông, Định Bá bảo con quỷ lội qua, hoàn toàn không nghe có tiếng nước (Thái bình quảng kí). Xem [le], [liào].
Từ điển Trần Văn Chánh
① Hiểu rõ;
② Sáng sủa.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Hiểu rõ — Xong việc — Tiếng trợ từ cuối câu Bạch thoại, tỏ ‎ xong rồi.
Từ ghép
bất liễu • cực liễu • kết liễu • liễu bất khởi • liễu giải • liễu giải • liễu kết • liễu nhiên • liễu sự • liễu trái

liệu
phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh
① Nhìn xa;
② (văn) Mắt sáng.



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典