Kanji Version 13
logo

  

  

nhị [Chinese font]   →Tra cách viết của 貳 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 12 nét - Bộ thủ: 貝
Ý nghĩa:
nhị
phồn thể

Từ điển phổ thông
1. chức phó
2. 2, hai, (như: , dùng để viết văn tự)
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Người trợ giúp, chức phụ tá. ◎Như: “phó nhị” kẻ thừa tá, “trừ nhị” thái tử (chuẩn bị nối ngôi vua). ◇Chu Lễ : “Nãi thi pháp vu quan phủ, nhi kiến kì chánh, lập kì nhị” , , (Thiên quan , Đại tể ) Bèn đặt ra phép tắc ở phủ quan, dựng chức chính, lập chức phó.
2. (Danh) Người tài sức ngang bằng, địch thủ.
3. (Danh) Hai. § Cũng như chữ “nhị” , dùng để viết các giấy tờ quan hệ cho không sửa được.
4. (Danh) Họ “Nhị”.
5. (Động) Ngờ, hoài nghi. ◇Thượng Thư : “Nhậm hiền vật nhị” () Dùng người hiền, đừng nghi ngờ.
6. (Động) Làm trái, làm phản. ◇Tả truyện : “Thần bất cảm nhị” (Chiêu Công nhị thập niên ) Hạ thần không dám hai lòng.
7. (Động) Làm lại, làm lần nữa. ◇Luận Ngữ : “Bất thiên nộ, bất nhị quá” , (Ung dã ) Không có tính giận lây, không có lỗi nào phạm tới hai lần.
8. (Động) Giúp đỡ, phụ trợ.
9. (Tính) Phó, thứ, phụ. ◎Như: “nhị khanh” chức phó của quan khanh, “nhị thất” biệt thất, li cung, phó cung (của vua). ◇Mạnh Tử : “Thuấn thượng kiến đế, đế quán sanh ư nhị thất” , (Vạn Chương hạ ) Ông Thuấn bái kiến vua (Nghiêu), vua tiếp đãi rể ở li cung.
Từ điển Thiều Chửu
① Chức phó, như kẻ thừa tá gọi là phó nhị , thái tử gọi là trừ nhị v.v.
② Hai, cũng như chữ nhị , dùng để viết các giấy má quan hệ cho không chữa gian được nữa.
③ Ngờ, như nhậm hiền vật nhị (Thư Kinh ) dùng người hiền chớ có ngờ. Lòng không trung thành về một nơi, một bên nào gọi là nhị tâm .
④ Sai lầm.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Hai (chữ viết kép);
② (văn) Hai lòng, phản bội;
③ (văn) Chức phó: Thái tử; Người phụ tá;
④ (văn) Sai lầm.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Lối viết trang trọng của chữ Nhị — Tên người. Chẳng hạn bà Trưng Nhị ( là chữ Nhị này ).



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典