Kanji Version 13
logo

  

  

謙 khiêm  →Tra cách viết của 謙 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 17 nét - Bộ thủ: 言 (7 nét) - Cách đọc: ケン
Ý nghĩa:
khiêm tốn, self-effacing

khiêm, khiệm [Chinese font]   →Tra cách viết của 謙 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 17 nét - Bộ thủ: 言
Ý nghĩa:
khiêm
phồn thể

Từ điển phổ thông
nhún nhường
Từ điển trích dẫn
1. (Tính) Nhún nhường, nhũn nhặn. ◎Như: “khiêm nhượng” nhún nhường. ◇Sử Kí : “Quân tử dĩ khiêm thối vi lễ” 退 (Nhạc thư ) Người quân tử lấy cung kính nhường nhịn làm lễ.
2. (Động) Giảm tổn.
3. (Động) Hiềm nghi. § Thông “hiềm” .
4. (Phó) Cùng, đều. § Thông “kiêm” .
5. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch.
6. Một âm là “khiệm”. (Tính) Thỏa thuê, vừa lòng. § Thông “khiếp” .
Từ điển Thiều Chửu
① Nhún nhường, tự nhún nhường không dám khoe gọi là khiêm.
② Một âm là khiệm. Thoả thuê.
Từ điển Trần Văn Chánh
Nhũn nhặn, nhún nhường, nhún mình, khiêm tốn: Quá khiêm tốn.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Kính trọng người khác — Nhún nhường, tự cho mình là kém cỏi — Tên Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh 1941, mất 1585 tự là Hanh Phủ, tục gọi là Trạng Trình, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người đời sau gọi là Tuyết Giang Phu Tử, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại tỉnh Kiến An. Ông giỏi Nho học, rành Kinh Dịch, tinh thông khoa Thái ất, đậu Trạng nguyên đời Mạc Đăng Doanh, năm 1535, làm quan tới chức Lại bộ tả thị lang kiêm Đông các đại học sĩ, từ quan năm 1542, về nhà làm thơ, dạy học, được nhà Mạc thăng hàm Lại bộ thượng thư, tước Trình quốc công. Tác phẩm chữ Hán có Bạch Vân Thi, khoảng 500 bài thơ. Chữ Nôm có Bạch Vân Quốc Ngữ Thi, khoảng 100 bài. Tương truyền ông còn để lại nhiều bài sấm, tiên đoán thời cuộc sau này.
Từ ghép
cung khiêm • khiêm cung • khiêm hư • khiêm nhượng • khiêm tốn • khiêm từ • khiêm xưng • mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích 滿 • tự khiêm

khiểm
phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Yên ổn, yên tĩnh — Một âm là Khiêm.



khiệm
phồn thể

Từ điển trích dẫn
1. (Tính) Nhún nhường, nhũn nhặn. ◎Như: “khiêm nhượng” nhún nhường. ◇Sử Kí : “Quân tử dĩ khiêm thối vi lễ” 退 (Nhạc thư ) Người quân tử lấy cung kính nhường nhịn làm lễ.
2. (Động) Giảm tổn.
3. (Động) Hiềm nghi. § Thông “hiềm” .
4. (Phó) Cùng, đều. § Thông “kiêm” .
5. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch.
6. Một âm là “khiệm”. (Tính) Thỏa thuê, vừa lòng. § Thông “khiếp” .
Từ điển Thiều Chửu
① Nhún nhường, tự nhún nhường không dám khoe gọi là khiêm.
② Một âm là khiệm. Thoả thuê.



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典