Kanji Version 13
logo

  

  

giác, giáo [Chinese font]   →Tra cách viết của 覺 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 20 nét - Bộ thủ: 見
Ý nghĩa:
giác
phồn thể

Từ điển phổ thông
1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Thức dậy. ◇Trang Tử : “Giác nhi hậu tri kì mộng dã” (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎Như: “giác ngộ” hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là “Giác vương” . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là “chánh giác” . ◇Nguyễn Trãi : “Giác lai vạn sự tổng thành hư” (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎Như: “tự giác” tự mình cảm nhận, “bất tri bất giác” không biết không cảm. ◇Lí Thương Ẩn : “Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn” , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇Mạnh Tử : “Sử tiên tri giác hậu tri” 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎Như: “vị giác” cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), “huyễn giác” ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎Như: “tiên giác” bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇Thi Kinh : “Hữu giác kì doanh” (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là “giáo”. (Danh) Giấc ngủ. ◎Như: “ngọ giáo” giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎Như: “thụy liễu nhất giáo” ngủ một giấc.
Từ điển Thiều Chửu
① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.
Từ điển Trần Văn Chánh
Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].
Từ điển Trần Văn Chánh
① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.
Từ ghép
ảo giác • bảo giác • bất giác • cảm giác • cáo giác • diệu giác • đại giác • giác hải • giác ngạn • giác ngộ • giác quan • giác thư • giác vương • huệ giác • huyễn giác • khứu giác • phát giác • sát giác • sắc giác • thị giác • thính giác • tố giác • tri giác • trực giác • tự giác • vị giác • vị giác khí • viên giác • xúc giác

giáo
phồn thể

Từ điển phổ thông
thức dậy, tỉnh dậy
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Thức dậy. ◇Trang Tử : “Giác nhi hậu tri kì mộng dã” (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎Như: “giác ngộ” hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là “Giác vương” . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là “chánh giác” . ◇Nguyễn Trãi : “Giác lai vạn sự tổng thành hư” (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎Như: “tự giác” tự mình cảm nhận, “bất tri bất giác” không biết không cảm. ◇Lí Thương Ẩn : “Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn” , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇Mạnh Tử : “Sử tiên tri giác hậu tri” 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎Như: “vị giác” cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), “huyễn giác” ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎Như: “tiên giác” bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇Thi Kinh : “Hữu giác kì doanh” (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là “giáo”. (Danh) Giấc ngủ. ◎Như: “ngọ giáo” giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎Như: “thụy liễu nhất giáo” ngủ một giấc.
Từ điển Thiều Chửu
① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thuỵ giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典