Kanji Version 13
logo

  

  

緯 vĩ  →Tra cách viết của 緯 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 16 nét - Bộ thủ: 糸 (6 nét) - Cách đọc: イ
Ý nghĩa:
sợi ngang, horizontal

[Chinese font]   →Tra cách viết của 緯 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 15 nét - Bộ thủ: 糸
Ý nghĩa:

phồn thể

Từ điển phổ thông
1. sợi ngang
2. vĩ tuyến
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Sợi dệt ngang.
2. (Danh) Đường ngang tưởng tượng song song với xích đạo trên mặt địa cầu (địa lí học).
3. (Danh) Tên gọi tắt của “vĩ thư” . § Xem từ này.
4. (Danh) Dây đàn.
5. (Động) Đan, dệt. ◇Trang Tử : “Hà thượng hữu gia bần, thị vĩ tiêu nhi thực giả” , (Liệt Ngự Khấu ) Trên sông có nhà nghèo, nhờ dệt cói kiếm ăn.
6. (Động) Trị lí. ◎Như: “vĩ thế kinh quốc” trị đời làm việc nước.
Từ điển Thiều Chửu
① Sợi ngang. Phàm thuộc về đường ngang đều gọi là vĩ. Xem chữ kinh .
② Tên sách, sáu kinh đều có vĩ, như dịch vĩ , thi vĩ , v.v. Tương truyền là chi lưu của kinh, cũng do tay đức Khổng Tử làm cả. Người sau thấy trong sách có nhiều câu nói về âm dương ngũ hành nên mới gọi sự chiêm nghiệm xấu tốt là đồ vĩ hay sấm vĩ .
Từ điển Trần Văn Chánh
① Sợi khổ, sợi ngang;
② Vĩ: Vĩ tuyến nam; Vĩ tuyến bắc;
③ (văn) Sách dựa theo nghĩa kinh để giảng về phù phép bói toán: Dịch vĩ; Thi vĩ; Vĩ sấm.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Sợi tơ ngang trên khung cửi — Giăng theo chiều ngang. Xem Vĩ độ. Vĩ tuyến — Sách phụ vào Ngũ kinh để giải nghĩa về bói toán — Dây của loại đàn tranh.
Từ ghép
bắc vĩ • sấm vĩ • vĩ đạo • vĩ độ • vĩ sấm • vĩ thế • vĩ thư • vĩ tuyến

vị
phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Bó lại — Một bó.



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典