Kanji Version 13
logo

  

  

kiệt [Chinese font]   →Tra cách viết của 竭 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 14 nét - Bộ thủ: 立
Ý nghĩa:
kiệt
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. hết, cạn
2. vác, đội
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Vác, đội. ◇Lễ Kí : “Ngũ hành chi động, điệt tương kiệt dã” , (Lễ vận ) Ngũ hành chuyển động, thay đổi chuyên chở lẫn nhau.
2. (Động) Hết, cùng tận. ◎Như: “kiệt trung” hết lòng trung, “kiệt lực” hết sức. ◇Nguyễn Du : “Kiệt lực cô thành khống nhất phương” (Quế Lâm Cù Các Bộ ) Hết sức giữ thành cô lập, khống chế một phương trời. ◇Liễu Tông Nguyên : “Nhi hương lân chi sanh nhật túc, đàn kì địa chi xuất kiệt kì lư chi nhập” , (Bộ xà giả thuyết ) Mà sự sinh hoạt của người trong làng ngày một quẫn bách, ruộng đất làm ra được bao nhiêu, đều hết nhẵn vào trong nhà.
3. (Động) Khô cạn. ◎Như: “kiệt hạc” khô cạn, cạn hết nước. ◇Hoài Nam Tử : “Uyên tuyền bất năng kiệt” (Thuyết lâm ) Nguồn sâu không thể khô cạn.
4. (Động) Mất, mất đi. ◇Trang Tử : “Thần kiệt tắc xỉ hàn” (Khư khiếp ) Môi mất thì răng lạnh (môi hở răng lạnh).
5. (Động) Bại hoại, hủy diệt. ◇Hoài Nam Tử : “Nhĩ mục dâm tắc kiệt” (Chủ thuật huấn ) Tai mắt say đắm thì bại hoại.
6. (Phó) Tất cả, hoàn toàn. ◎Như: “kiệt tuyệt” hoàn toàn, triệt để.
Từ điển Thiều Chửu
① Hết, như kiệt trung hết lòng trung, kiệt lực hết sức, v.v.
② Vác, đội.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Hết. 【】kiệt lực [jiélì] Ra sức, cố sức, hết sức, dốc toàn lực: Ra sức ủng hộ; Cố sức giẫy giụa; Cô ấy cố sức tự kìm chế mình;
② (văn) Vác, đội.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Nhấc lên, vác lên — Dùng hết. Không còn gì.
Từ ghép
cùng kiệt • khánh kiệt • kiệt cùng • kiệt lực • kiệt quệ • suy kiệt



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典