Kanji Version 13
logo

  

  

穴 huyệt  →Tra cách viết của 穴 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 5 nét - Bộ thủ: 穴 (5 nét) - Cách đọc: ケツ、あな
Ý nghĩa:
hố, hole

huyệt [Chinese font]   →Tra cách viết của 穴 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 5 nét - Bộ thủ: 穴
Ý nghĩa:
huyệt
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. hang
2. lỗ
3. hố
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Chỗ đào trong đất cho người ở (thời xưa). ◇Thi Kinh : “Đào phục đào huyệt, Vị hữu thất gia” , (Đại nhã , Miên 綿) Còn ở chỗ đào trong đất, Chưa có nhà cửa.
2. (Danh) Hang, hốc. ◎Như: “nham huyệt” hang núi. ◇Tống Ngọc : “Không huyệt lai phong” (Phong phú ) Hang trống gió lại.
3. (Danh) Phần mộ. ◎Như: “mộ huyệt” mồ chôn. ◇Thi Kinh : “Cốc tắc dị thất, Tử tắc đồng huyệt” , (Vương phong, Đại xa ) (Lúc) Sống không cùng nhà, (Thì mong) Lúc chết chôn chung một mồ.
4. (Danh) Ổ, lỗ, tổ. ◎Như: “bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử” , không vào ổ cọp, sao bắt được cọp con.
5. (Danh) Chỗ quan hệ trên thân thể người nơi kinh mạch hội tụ (đông y). ◎Như: “thái dương huyệt” huyệt thái dương.
6. (Động) Đào, khoét. ◇Trang Tử : “Huyệt thất xu hộ” (Đạo Chích ) Khoét nhà bẻ cửa.
Từ điển Thiều Chửu
① Hang, ngày xưa đào hang ở gọi là huyệt cư .
② Cái lỗ, các chỗ quan hệ ở thân thể người cũng gọi là huyệt.
③ Huyệt, hố để mả. Ta gọi đào hố chôn xác là đào huyệt.
④ Ðào.
⑤ Bên.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Hang, hang hốc, hang động: Hang cọp (hổ); Ở hang;
② Huyệt, hố chôn (người);
③ Huyệt vị (châm cứu);
④ (văn) Đào;
⑤ (văn) Bên;
⑥ [Xué] (Họ) Huyệt.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Cái hang đào trong đất — Cái lỗ lớn — Chỗ ở của loài thú dữ. Td: Hổ huyệt ( hang cọp ) — Chỗ ẩn nấp của kẻ bất lương. Td: Sào huyệt — Lỗ đào để chôn người chết — Chỗ hiểm yếu trên cơ thể. Td: Điểm huyệt ( ấn vào chỗ hiểm ) — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.
Từ ghép
bất nhập hổ huyệt yên đắc hổ tử • điểm huyệt • đồng huyệt • hổ huyệt • huyệt cư • huyệt kiến • khai huyệt • khổng huyệt • long huyệt • nham huyệt • sào huyệt • tạc huyệt



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典