Kanji Version 13
logo

  

  

措 thố  →Tra cách viết của 措 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 11 nét - Bộ thủ: 手 (4 nét) - Cách đọc: ソ
Ý nghĩa:
đặt, để chắc chắn, set aside

thố, trách [Chinese font]   →Tra cách viết của 措 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 11 nét - Bộ thủ: 手
Ý nghĩa:
thố
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. thi thố ra
2. bãi bỏ
3. bắt tay vào làm, lo liệu
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Đặt để. ◎Như: “thố từ bất đương” dùng từ không đúng. ◇Luận Ngữ : “Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc” , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎Như: “hình thố” nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇Trung Dung : “Học chi phất năng, phất thố dã” , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎Như: “thố thi” sắp đặt thi hành, “thố thủ bất cập” trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎Như: “trù thố” toan liệu, “thố biện” liệu biện. ◇Hồng Lâu Mộng : “Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố” , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇Hoài Nam Tử : “Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố” , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là “trách”. (Động) Đuổi bắt. ◇Hán Thư : “Bức trách Thanh Từ đạo tặc” (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.
Từ điển Thiều Chửu
① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Đặt, để.【】thố từ [cuòcí] Việc đặt câu dùng từ: Dùng từ không đúng;
② Trù hoạch, trù liệu, sắp xếp, xếp đặt: Trù liệu một món tiền;
③ Thi thố ra, ra tay làm: Ra tay không kịp;
④ (văn) Bỏ: Bỏ hình phạt.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Xếp đặt, bày biện — Làm ra. Td: Thi thố — Xem Trách.
Từ ghép
thất thố • thi thố • thố thi • thố thủ bất cập

trách
phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn
1. (Động) Đặt để. ◎Như: “thố từ bất đương” dùng từ không đúng. ◇Luận Ngữ : “Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc” , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎Như: “hình thố” nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇Trung Dung : “Học chi phất năng, phất thố dã” , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎Như: “thố thi” sắp đặt thi hành, “thố thủ bất cập” trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎Như: “trù thố” toan liệu, “thố biện” liệu biện. ◇Hồng Lâu Mộng : “Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố” , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇Hoài Nam Tử : “Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố” , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là “trách”. (Động) Đuổi bắt. ◇Hán Thư : “Bức trách Thanh Từ đạo tặc” (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.
Từ điển Thiều Chửu
① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.
Từ điển Trần Văn Chánh
① (văn) Bắt kẻ trộm;
② (văn) Như (bộ ).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Đuổi bắt — Áp bức — Xem Thố.



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典