Kanji Version 13
logo

  

  

川 xuyên  →Tra cách viết của 川 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 3 nét - Bộ thủ: 巛 (3 nét) - Cách đọc: セン、かわ
Ý nghĩa:
sông, river

xuyên [Chinese font]   →Tra cách viết của 川 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 3 nét - Bộ thủ: 巛
Ý nghĩa:
xuyên
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. dòng nước, sông
2. cánh đồng
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Sông. ◎Như: “cao sơn đại xuyên” núi cao sông rộng. ◇Luận Ngữ : “Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
2. (Danh) Tỉnh “Tứ Xuyên” gọi tắt.
3. (Danh) Đất bằng phẳng, đồng bằng gọi là “bình xuyên” .
4. (Động) Nấu chín tới (phương pháp nấu ăn, bỏ thực vật vào nước sôi, vừa chín tới là vớt ra ngay). ◎Như: “xuyên nhục phiến” thịt luộc chín tới.
Từ điển Thiều Chửu
① Dòng nước, nước ở trong núi dũa đất chảy ra gọi là xuyên, bây giờ đều gọi xuyên là sông cả.
② Nước chảy không lúc nào ngừng là thường xuyên .
③ Tỉnh Tứ-xuyên thường gọi tắt là tỉnh xuyên.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Sông: Núi cao sông rộng;
② Đồng bằng: Bình nguyên, vùng đồng bằng; Vựa lúa, vựa thóc, xứ cả cơm giàu cá;
③ [Chuan] (Tên gọi tắt của) tỉnh Tứ Xuyên: Kịch Tứ Xuyên;
④ Xem .
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Dòng sông. Td: Sơn xuyên ( núi sông ) — Tên tắt gọi tỉnh Tứ Xuyên của Trung Hoa. Xem Xuyên khung — Tên người, tức Lí Tế Xuyên, không rõ tiểu truyện, chỉ biết ông là danh sĩ đời Trần, làm tới chức Thủ thư tàng thư, Hoả chính chưởng, Trung phẩm phụng ngự, An tiêm lộ Chuyển vận sứ. Tác phẩm chữ Hán có Việt điện u linh tập, chép về các danh nhân thần thánh Việt Nam.
Từ ghép
băng xuyên • sơn xuyên • tạc xuyên • thường xuyên • tứ xuyên • vị xuyên • xuyên khung • xuyên phổ • y xuyên



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典