Kanji Version 13
logo

  

  

動 động  →Tra cách viết của 動 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 11 nét - Bộ thủ: 力 (2 nét) - Cách đọc: ドウ、うご-く、うご-かす
Ý nghĩa:
chuyển động, move

động [Chinese font]   →Tra cách viết của 動 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 11 nét - Bộ thủ: 力
Ý nghĩa:
động
phồn thể

Từ điển phổ thông
động đậy, cử động, hoạt động
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Bất cứ vật gì, tự sức mình, hay do sức bên ngoài mà chuyển sang chỗ khác, hay ra khỏi trạng thái yên tĩnh, đều gọi là “động” . § Trái với “tĩnh” . ◎Như: “phong xuy thảo động” gió thổi cỏ lay.
2. (Động) Sử dụng, dùng đến, vận dụng. ◎Như: “động bút” dùng bút, “động đao” cầm dao, “động não cân” vận dụng đầu óc.
3. (Động) Cảm xúc, nổi, chạm đến, xúc phạm. ◎Như: “động nộ” nổi giận, “cảm động” cảm xúc, “tâm động” lòng cảm xúc.
4. (Động) Bắt đầu, khởi đầu. ◎Như: “động công” bắt đầu công việc.
5. (Động) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định). ◎Như: “tha hướng lai bất động huân tinh” anh ấy từ nay không ăn thịt cá.
6. (Tính) Giống gì tự cử động đều gọi là “động vật” .
7. (Phó) Mỗi mỗi, cứ như là, thường luôn, động một chút. ◎Như: “động triếp đắc cữu” động đến là hỏng. ◇Đỗ Phủ : “Nhân sanh bất tương kiến, Động như sâm dữ thương” , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Người ta ở đời không gặp nhau, Cứ như là sao hôm với sao mai.
8. (Phó) Bèn. ◎Như: “lai vãng động giai kinh nguyệt” đi lại bèn đều đến hàng tháng.
Từ điển Thiều Chửu
① Ðộng, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay do sức khác mà chuyển sang chỗ khác đều là động.
② Làm, như cử động .
③ Cảm động, như cổ động .
④ Nổi dậy. Phàm cái gì mới mở đầu gọi là động, như động công bắt đầu khởi công, động bút bắt đầu cầm bút.
⑤ Tự động, giống gì tự cử động đều gọi là động vật .
⑥ Lời tự ngữ, như lai vãng động giai kinh nguyệt đi lại bèn đều đến hàng tháng.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Động, chuyển động, nổi, được: Lưu động; Gió thổi cỏ lay. (Ngb) Hơi có động tĩnh; Anh cứ ngồi yên đừng động đậy; 西 Cái này một người bưng không nổi;
② Cử chỉ, việc làm: Mỗi cử chỉ và việc làm;
③ Dời, chuyển, di động: Chuyển đi nơi khác; Dời đi;
④ Đổi, thay: Câu này chỉ cần đổi một hai chữ thì xuôi thôi;
⑤ Nổi, xúc phạm: Nổi giận, phát cáu; Xúc phạm đến lòng căm phẫn của công chúng;
⑥ Cảm động, xúc động: Vở kịch này làm cho người xem rất cảm động;
⑦ (đph) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định): Bệnh này không nên ăn thịt cá; Anh ấy trước nay không ăn thịt bò;
⑧ Khởi động, bắt đầu (làm việc gì): Bắt đầu khởi công; Bắt đầu viết;
⑨ (văn) Biến động, biến đổi: Vua tôi biến sắc, tả hữu xua vào nhau (Hậu Hán thư);
⑩ (văn) Động một tí, thường, luôn: Lại thường muốn chuộng cổ, chẳng đo lường sự thích nghi theo thói đời (Hán thư).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Không yên một chỗ — Rối loạn — Làm việc.
Từ ghép
ai động • án binh bất động • ba động • bác động • bài động • bạo động • bất động • bất động sản • bị động • biến động • cảm động • chấn động • chấn động • chủ động • chuyển động • cổ động • cơ động • cử động • cức bì động vật • dao động • di động • đả động • đái động • đại động mạch • điện động • điều động 調 • động binh • động cơ • động dao • động dong • động dung • động đạn • động đãng • động đãng • động hoả • động học • động hướng • động khí • động kinh • động loạn • động lực • động mạch • động năng • động nghị • động phách • động sản • động tác • động tâm • động thái • động thổ • động thủ • động tĩnh • động từ • động từ • động vật • động viên • đới động • giảo động • hành động • hiếu động • hoạt động • hoạt động • hỗ động • huy động • khả động • khiêu động • khiêu động • khởi động • kích động • kinh động • kinh thiên động địa • lao động • linh động • lôi động • lưu động • manh động • manh động • na động • náo động • nguyên động lực • phản động • phát động • phiến động • phiêu động • phù động • sinh động • tác động • tâm động • thái tuế đầu thượng động thổ • thôi động • tự động • tự động xa • vận động • vận động gia • vận động học • vận động trường • vận động trường • vi động • xuẩn động • xúc động • xung động



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典