Kanji Version 13
logo

  

  

hiệu [Chinese font]   →Tra cách viết của 效 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 10 nét - Bộ thủ: 攴
Ý nghĩa:
hiệu
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
1. bắt chước
2. ví với
3. công hiệu
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◎Như: “hiệu pháp” bắt chước phép gì của người, “hiệu vưu” noi lỗi lầm của người khác. ◇Vương Bột : “Nguyễn Tịch xương cuồng, khởi hiệu cùng đồ chi khốc” , (Đằng vương các tự ) Nguyễn Tịch càn rở điên cuồng, há bắt chước ông mà khóc bước đường cùng?
2. (Động) Cống hiến, phụng hiến, hết sức làm. ◎Như: “hiệu lực” cố sức, “báo hiệu” hết sức báo đền. ◇Tư Mã Thiên : “Thành dục hiệu kì khoản khoản chi ngu” (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lòng thành muốn gắng tỏ hết tấm ngu trung của mình.
3. (Danh) Hiệu quả. ◎Như: “minh hiệu” hiệu nghiệm rõ ràng, “thành hiệu” đã thành kết quả. ◇Hồng Lâu Mộng : “Kim nhật đầu huyễn đích lược hảo ta, biệt đích nhưng bất kiến chẩm ma dạng đại kiến hiệu” , (Đệ thập nhất hồi) Hôm nay chứng hoa mắt nhức đầu có đỡ một chút, còn các bệnh khác thì chưa thấy hiệu quả gì cả.
Từ điển Thiều Chửu
① Học đòi, bắt chước, như hiệu pháp nghĩa là bắt chước phép gì của người, hiệu vưu bắt chước sự lầm lẫn của người, v.v.
② Ðến cùng, như hiệu lực có sức, báo hiệu hết sức báo đền, v.v.
③ Hiệu nghiệm, như minh hiệu hiệu nghiệm rõ ràng, thành hiệu đã thành hiệu rồi.
Từ điển Trần Văn Chánh
(văn) Bắt chước (dùng như , bộ ).
Từ điển Trần Văn Chánh
① Hiệu quả, hiệu nghiệm, hiệu lực: Có hiệu quả; Bản hiệp định này có hiệu lực ngay sau khi được kí kết;
② Noi theo, bắt chước: Trên làm sao dưới theo vậy, trên làm dưới theo;
③ Ra sức đóng góp, phục vụ, góp sức, cống hiến: Ra sức; Hết sức báo đền.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Bắt chước — Đúng như thật, đúng như mong muốn.
Từ ghép
báo hiệu • báo hiệu • công hiệu • hiệu chính • hiệu dụng • hiệu đính • hiệu ích • hiệu lực • hiệu năng • hiệu nghiệm • hiệu quả • hiệu suất • hiệu ứng • hiệu ứng • hữu hiệu • kiến hiệu • thất hiệu • vô hiệu



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典