Kanji Version 13
logo

  

  

我 ngã  →Tra cách viết của 我 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 7 nét - Bộ thủ: 戈 (4 nét) - Cách đọc: ガ、われ、わ
Ý nghĩa:
cái tôi, ego

ngã [Chinese font]   →Tra cách viết của 我 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 7 nét - Bộ thủ: 戈
Ý nghĩa:
ngã
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
tôi, tao
Từ điển trích dẫn
1. (Đại) Ta, tôi, tao (đại từ ngôi thứ nhất).
2. (Danh) Bản thân. ◎Như: “vô ngã” đừng chấp bản thân. ◇Luận Ngữ : “Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã” : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Tính) Của ta, của tôi (tỏ ý thân mật). ◎Như: “ngã huynh” anh tôi, “ngã đệ” em ta.
Từ điển Thiều Chửu
① Ta (tiếng tự xưng mình).
② Mình tự gọi mình cũng gọi là ngã.
③ Của ta, lời nói cho thân thêm, như ngã huynh , anh của ta, ngã đệ em của ta, v.v.
④ Ý riêng ta, như vô ngã đừng cứ ý riêng ta, cố chấp ý kiến của mình gọi là ngã chấp .
Từ điển Trần Văn Chánh
① Tôi, ta, tao, tớ, mình (đại từ nhân xưng số ít, ngôi thứ nhất, chỉ người): Cho tôi một cốc nước; Tinh thần quên mình;
② Của ta (tỏ ý thân mật): Anh ta; Em ta; Ta trộm ví mình với ông Lão Bành nhà ta (Luận ngữ); Nước Đại Việt ta thật là một nước có văn hiến (Bình Ngô đại cáo);
③ Chúng ta, nước ta, phe ta, bên ta: Mùa xuân năm thứ mười, quân Tề tấn công nước ta (Tả truyện);
④ (văn) Tự cho mình là đúng: Đừng câu nệ cố chấp, đừng tự cho mình là đúng (Luận ngữ: Tử hãn).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tôi. Ta. Tiếng tự xưng. Hát nói của Dương Khuê có câu: » Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu « ( lúc mà ta rong chơi phóng túng thì nàng hãy còn nhỏ tuổi ).
Từ ghép
chủ ngã • duy ngã • duy ngã độc tôn • duy ngã luận • ngã bối • ngã quốc • nhĩ ngu ngã trá • phi ngã • quyển thư tại ngã • ta ngã • vị ngã • vô ngã



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典