Kanji Version 13
logo

  

  

力 lực  →Tra cách viết của 力 trên Jisho↗

Kanji thường dụng Nhật Bản (Bảng 2136 chữ năm 2010)
Số nét: 2 nét - Bộ thủ: 力 (2 nét) - Cách đọc: リョク、リキ、ちから
Ý nghĩa:
sức, power

lực [Chinese font]   →Tra cách viết của 力 trên Jisho↗

Từ điển hán tự
Số nét: 2 nét - Bộ thủ: 力
Ý nghĩa:
lực
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông
sức lực
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Trong vật lí học, hiệu năng làm thay đổi trạng thái vận động của vật thể gọi là “lực”, đơn vị quốc tế của “lực” là Newton. ◎Như: “li tâm lực” lực tác động theo chiều từ trung tâm ra ngoài, “địa tâm dẫn lực” sức hút của trung tâm trái đất.
2. (Danh) Sức của vật thể. ◎Như: “tí lực” sức của cánh tay, “thể lực” sức của cơ thể.
3. (Danh) Chỉ chung tác dụng hoặc hiệu năng của sự vật. ◎Như: “hỏa lực” , “phong lực” , “thủy lực” .
4. (Danh) Tài năng, khả năng. ◎Như: “trí lực” tài trí, “thật lực” khả năng sức mạnh có thật, “lí giải lực” khả năng giải thích, phân giải, “lượng lực nhi vi” liệu theo khả năng mà làm.
5. (Danh) Quyền thế. ◎Như: “quyền lực” .
6. (Danh) Người làm đầy tớ cho người khác.
7. (Danh) Họ “Lực”.
8. (Phó) Hết sức, hết mình. ◎Như: “lực cầu tiết kiệm” hết sức tiết kiệm, “lực tranh thượng du” hết mình cầu tiến, cố gắng vươn lên.
Từ điển Thiều Chửu
① Sức, khoa học nghiên cứu về sức tự động của các vật và sức bị động của các vật khác là lực học .
② Phàm nơi nào tinh thần tới được đều gọi là lực, như mục lực sức mắt.
③ Cái tài sức làm việc của người, như thế lực , quyền lực , v.v.
④ Cái của vật làm nên được cũng gọi là lực. Như bút lực sức bút, mã lực sức ngựa, v.v.
⑤ Chăm chỉ, như lực điền chăm chỉ làm ruộng.
⑥ Cốt, chăm, như lực cầu tiết kiệm hết sức cầu tiết kiệm.
⑦ Làm đầy tớ người ta cũng gọi là lực.
Từ điển Trần Văn Chánh
① (lí) Lực: Tỉ lệ lực; Lực li tâm;
② Sức, lực, khả năng đạt tới: Sức người, nhân lực; Sức của, vật lực; Sức hiểu biết; Sức thuyết phục; Khả năng nhìn thấy của mắt, sức nhìn; Bút lực; Quyền lực;
③ (Sức) lực, khỏe, có sức mạnh: Đại lực sĩ; Rất khỏe!; Ra sức đẩy xe; Người làm ruộng (có sức mạnh);
④ Cố gắng, tận lực, ra sức: Cố gắng vươn lên hàng đầu; Tận lực bảo vệ;
⑤ (văn) Làm đầy tớ cho người khác;
⑥ [Lì] (Họ) Lực.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Sức mạnh — Lấy sức người ra mà làm việc — Cái sức để làm nên việc. Td: Hiệu lực — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.
Từ ghép
ác lực • ái lực • ám lực • áp lực • áp lực • bạc lực • bạo lực • bất khả kháng lực • bất lực • binh lực • bút lực • cân lực • chủ lực • công lực • cực lực • dẫn lực • dũng lực • đại lực • đàn lực • đắc lực • đấu lực • điện lực • động lực • động lực • đồng tâm hiệp lực • hấp lực • hiệp lực • hiệp lực • hiệp lực • hiệu lực • hoạt lực • học lực • hợp lực • huyết lực • hữu lực • khí lực • kí lực • kiệt lực • kình lực • lao lực • lục lực • lực điền • lực đồ • lực đồ • lực hành • lực lượng • lực sĩ • mã lực • ma lực • mãnh lực • não lực • năng lực • nghị lực • nghiệp lực • nguyên động lực • nhãn lực • nhiệt lực • nỗ lực • nội lực • pháp lực • phấn lực • phí lực • phong lực • phong lực biểu • phụ lực • quốc lực • quốc lực • quyền lực • quyền lực • súc lực • tài lực • tâm lực • tận lực • tất lực • thần lực • thế lực • thế lực • thực lực • thực lực • tiềm lực • tinh lực • tốc lực • trí lực • trí lực • trọng lực • trợ lực • trở lực • từ lực • tự lực • tự lực cánh sinh • uy lực • ứng lực • ứng lực • vật lực • vô lực • vũ lực • xảo khắc lực • xuất lực



Cẩm Tú Từ Điển ★ 錦繡辞典